Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2017 về giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 229/KH-UBND |
Ngày ban hành | 09/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 09/11/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Văn Phương |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 229/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT DỊCH BỆNH TRÊN TÔM PHỤC VỤ XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2018-2020
Thực hiện Quyết định số 1038/QĐ-BNN-TY ngày 29/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. Mục tiêu chung.
Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống và cảnh báo dịch bệnh nhằm góp phần phát triển nuôi tôm bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu.
II. Mục tiêu cụ thể.
1. Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện giám sát:
Trên 70% cán bộ tỉnh, huyện và 30% cán bộ xã làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về giám sát dịch bệnh thủy sản vào năm 2018; các năm tiếp theo tiếp tục đào tạo đội ngũ đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
2. Giám sát tại các cơ sở sản xuất giống: 100% cơ sở sản xuất tôm giống được giám sát dịch bệnh đến năm 2020.
3. Giám sát dịch bệnh tại các cơ sở nuôi thương phẩm: 100% cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh phục vụ xuất khẩu được giám sát dịch bệnh từ năm 2018 trở đi.
4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và các quy định liên quan. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi tôm về các quy định của Việt Nam, quy định của OIE và của các nước về vệ sinh thú y đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam theo hướng dẫn của Trung ương.
5. Tổ chức tập huấn trao đổi, phổ biến và hướng dẫn các nội dung về Luật Thú y, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản pháp luật khác cho người sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm nắm bắt và thực hiện.
III. Giải pháp thực hiện.
1. Kiện toàn năng lực giám sát, điều tra và ứng phó dịch bệnh của ngành Thú y từ tỉnh đến cơ sở và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng cơ sở dữ liệu dịch bệnh ở tôm và dữ liệu giám sát dịch bệnh phục vụ truy xuất nguồn gốc và dự tính, dự báo tình hình nhằm chủ động các biện pháp phòng chống.
2. Kiện toàn năng lực của Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; chuẩn hóa các quy trình chẩn đoán xét nghiệm các dịch bệnh trên tôm đảm bảo cho công tác giám sát dịch bệnh.
3. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật và nhân viên tham gia trong từng công đoạn sản xuất: nuôi, chăm sóc, sơ chế và chế biến tôm về các quy định phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp và yêu cầu kỹ thuật về cơ sở nuôi tôm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; công tác giám sát dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi tôm có chuỗi sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh đăng ký xây dựng và triển khai “Kế hoạch giám sát dịch bệnh” tại cơ sở; đăng ký chứng nhận cơ sở sản xuất, nuôi tôm an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Tổ chức giám sát định kỳ và đột xuất một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm.
IV. Cơ chế tài chính.
1. Kinh phí Trung ương: Đảm bảo kinh phí để chi cho các hoạt động của cơ quan Trung ương.
2. Kinh phí cấp tỉnh, huyện, xã: Đảm bảo kinh phí để chi cho các hoạt động của cơ quan địa phương bao gồm:
- Tổ chức chủ động giám sát để cảnh báo sớm và tổ chức phòng, chống dịch bệnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương về dịch bệnh và giám sát dịch bệnh phục vụ truy xuất nguồn gốc và cung cấp thông tin kỹ thuật, khoa học cho phòng, chống dịch bệnh.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ làm công tác thú y thủy sản.
- Thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nuôi tôm.
- Hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá và triển khai các nhiệm vụ giám sát, phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện giám sát, phòng chống dịch bệnh.