Kế hoạch 2286/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kết luận 10-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 2286/KH-UBND
Ngày ban hành 20/04/2017
Ngày có hiệu lực 20/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Ngọc Liêm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2286/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 20 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 10-KL/TW NGÀY 26/12/2016 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 19-KH/TU NGÀY 22/02/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 3 KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 22/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; UBND tỉnh xây dựng ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 22/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc ngăn chặn, từng bước đy lùi tham nhũng, lãng phí.

2. Yêu cầu

- Xem phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai.

- Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những biện pháp thích hợp, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng chống tham nhũng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, phải xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, phát hiện xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; chủ động yêu cu các cơ quan chức năng báo cáo đlãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp gây dư luận xã hội.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng, lãng phí gây nhiều dư luận. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời.

Thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại bộ máy, cải cách chế độ công vụ, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã được UBND tỉnh giao biên chế cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản thu nhập theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 về hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, phải thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch tài sản thu nhập; tăng cường kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; xử lý nghiêm đối với người kê khai chậm, kê khai không trung thực.

4. Tăng cường công tác tự kiểm tra, thanh tra, đối với các đơn vị trực thuộc, các phòng, ban chuyên môn trực thuộc Sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản công, công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5. Tiến hành rà soát việc thực hiện các kết luận thanh tra về kinh tế - xã hội, kim toán nhà nước, các quyết định thu hồi xử lý sau thanh tra, để có biện pháp khắc phục và thực hiện dứt điểm các sai phạm qua thanh tra theo đúng quy định pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra tỉnh

Có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các Sở, ban, ngành, đoàn thvà các địa phương; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

2. Sở Ni v

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 2827/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tham mưu xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý theo hướng đề cao trách nhiệm của cấp có thẩm quyền; bổ sung các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2015 - 2020; triển khai rà soát quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2020 - 2025; tham mưu triển khai thực hiện Đề án đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước; triển khai thực hiện Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; tham mưu việc sắp xếp tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; hoàn thành Đán vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị để làm căn cứ xác định việc quản lý công chức, viên chức và giao biên chế, số lượng người làm việc hàng năm; xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, số lượng người làm việc hàng năm trên cơ sở mô tả, xác định rõ vị trí việc làm, gắn với việc thực hiện nghiêm Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 139-KH/TU ngày 08/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tinh giản biên chế.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ