Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 108/KH-UBND thực hiện Chương trình công tác năm 2017 về phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch 73-KH/TU thực hiện Kết luận 10-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 07/07/2017
Ngày có hiệu lực 07/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Văn Huỳnh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 7 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2017 CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ KẾ HOẠCH SỐ 73-KH/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 10-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 3, KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Thực hiện Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 12/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Công văn số 6321/VPCP-V.I ngày 19/6/2017 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chương trình công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tổ chức triển khai, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, toàn diện các nội dung Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 12/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cán bộ, công chức, viên chức nhận thức đầy đủ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

- Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tổ chức triển khai, quán triệt, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo triển khai, quán triệt nghiêm túc đầy đủ những nội dung nêu trong Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 73-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức trong PCTN, lãng phí.

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan tổ chức đảm bảo hoàn thành có chất lượng, hiệu quả kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2017, ưu tiên các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; gắn với tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; đồng thời chỉ đạo, định hướng, cung cấp đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là những thông tin được dư luận đặc biệt quan tâm.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong gương mẫu của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức, viên chức, trước hết là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu và dành thời gian để trực tiếp chỉ đạo một cách quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình; chủ động thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Kịp thời phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí. Thường xuyên báo cáo, nhất là các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp dư luận xã hội quan tâm. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí và chế tài xử lý người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí.

- Cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và quy định về những điều đảng viên không được làm.

3. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

- Các cấp, các ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức cán bộ; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác của cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền để thẩm tra xác minh, kết luận, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí.

- Thực hiện nghiêm quy định trong việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo quản lý có biểu hiện tham nhũng, lãng phí gây nhiều dư luận; thực hiện tốt chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương; không bố trí những người có mối quan hệ gia đình cùng làm một số công việc dễ xảy ra tham nhũng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ công chức, công vụ, việc luân chuyển, việc chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành, góp phần ngăn ngừa hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thực thi công vụ, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, xây dựng vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức.

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật của Nhà nước.

4. Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, trong đó cần tập trung việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; việc thực hiện trình tự, thủ tục kê khai, tài sản kê khai; kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, những khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn; xử lý nghiêm người có nghĩa vụ kê khai không trung thực; thẩm định, xác minh về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trước khi đề bạt, bổ nhiệm và công khai đúng quy định; thực hiện các quy định về thanh toán, giao dịch không dùng tiền mặt.

- Thực hiện nghiêm việc công khai minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương theo quy định của pháp luật, nhất là công khai, minh bạch về quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài chính, tài sản công, các thủ tục hành chính...; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

- Giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

[...]