Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 2270/KH-UBND năm 2024 triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 2270/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2024
Ngày có hiệu lực 02/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Dương Mah Tiệp
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2270/KH-UBND

Gia Lai, ngày 02 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/9/2024 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thực hiện Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; Công văn số 1786/BTNMT-KSONMT ngày 22/3/2024 và Công văn số 4645/BTNMT-KSONMT ngày 16/7/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai một số nội dung nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt là CTRSH) tại nguồn đối với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình và cá nhân có phát sinh CTRSH trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là chủ nguồn thải CTRSH), đảm bảo lộ trình thực hiện theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường (chậm nhất là ngày 31/12/2024).

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH tại nguồn, từng bước thay đổi hành vi, thói quen, ý thức tự giác trong việc phân loại CTRSH tại nguồn ở từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu tổng lượng CTRSH thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý, đồng thời tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, kiện toàn hệ thống, mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRSH đáp ứng các yêu cầu trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý/tái chế CTRSH đã được phân loại tại nguồn theo quy định.

2. Yêu cầu

- Xác định việc phân loại CTRSH tại nguồn là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính lâu dài của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cấp, các ngành, đảm bảo công việc được thực hiện chất lượng, hiệu quả.

- Việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn được thực hiện đồng bộ, thống nhất tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó ưu tiên tập trung triển khai trước tại các khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cơ quan, trường học, doanh nghiệp... từng bước mở rộng đến các khu vực nông thôn, đảm bảo việc phân loại CTRSH tại nguồn được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh vào năm 2025.

- Các cơ quan, đơn vị nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống chính trị phải tiên phong, gương mẫu thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn; đồng thời tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, công dân nơi cư trú cùng thực hiện.

- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc phân loại CTRSH tại nguồn; đánh giá, nhân rộng mô hình phân loại rác thải hiệu quả trong toàn tỉnh; kết hợp với phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm hạn chế phát sinh CTRSH trên địa bàn tỉnh.

- Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội và ngân sách các cấp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

3. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (viết tắt là UBND cấp huyện) ban hành chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mô hình phân loại, thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

- Tổ chức tuyên truyền, triển khai việc phân loại CTRSH tại nguồn đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Xây dựng các điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

- Kiện toàn lại hệ thống, mạng lưới và đội ngũ thu gom, vận chuyển CTRSH từ cấp huyện đến cấp xã; đồng thời phối hợp với các cơ sở thu gom, vận chuyển cải tạo nâng cấp phương tiện vận chuyển CTRSH đáp ứng các yêu cầu theo quy định và đảm bảo thu gom, vận chuyển các loại chất thải sau khi được phân loại.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- 100% các chủ nguồn thải CTRSH trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền kiến thức về phân loại CTRSH tại nguồn.

- Tỷ lệ CTRSH được phân loại tại nguồn ở các phường, thị trấn đạt tỷ lệ 60% trở lên, ở xã đạt tỷ lệ 30%.

- Tỷ lệ CTRSH đô thị được thu gom, xử lý từ 90% trở lên.

- Đối với các huyện/xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao: các chỉ tiêu về tỷ lệ CTRSH được thu gom xử lý, tỷ lệ CTRSH được phân loại tại nguồn được thực hiện theo Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 và các văn bản, quy định pháp luật khác có liên quan.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

[...]