Kế hoạch 2267/KH-UBND năm 2012 về thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 do Tỉnh Hà Nam ban hành
Số hiệu | 2267/KH-UBND |
Ngày ban hành | 26/12/2012 |
Ngày có hiệu lực | 26/12/2012 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Nam |
Người ký | Phạm Sỹ Lợi |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2267/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 26 tháng 12 năm 2012 |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch thực hiện, với nội dung sau:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 tăng 17 %/năm; đến năm 2015 giá trị xuất khẩu đạt 600 triệu USD/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng 15%/năm; đến năm 2020 giá trị xuất khẩu đạt 1.200 triệu USD/năm.
1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a. Về sản xuất công nghiệp
- Tập trung thực hiện tốt 10 cam kết của tỉnh đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp duy trì, phát triển mạnh sản xuất; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, kêu gọi các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI thuộc ngành công nghiệp phụ trợ; các doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu có giá trị lớn.
- Duy trì, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, có sản phẩm xuất khẩu như: Dệt, may, công nghiệp hậu xi măng, chế biến đá hạt xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, duy trì, phát triển các sản phẩm truyền thống như: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thêu ren, mây giang đan và phát triển các sản phẩm mới có giá trị xuất khẩu.
b. Về sản xuất nông nghiệp
- Tạo điều kiện hỗ trợ nông dân về giống, khoa học kỹ thuật trồng các loại nông sản có chất lượng cao, có thị trường xuất khẩu như: Dưa chuột, ngô bao tử, lúa chất lượng cao, nấm ăn, nấm dược liệu…
- Quy hoạch thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
2. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại.
- Xây dựng đề án phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu, khai thác tốt tiềm năng và đặc thù của từng khu vực thị trường.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, xuất khẩu vào các thị trường còn nhiều tiềm năng.
- Khuyến khích, hỗ trợ có hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi đảm bảo sản xuất, chủ động nghiên cứu, phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm bạn hàng và chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Rà soát quy hoạch, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, các dự án cảng ICD, các công trình đầu mối cung cấp các dịch vụ kho bãi vận tải, giải quyết các thủ tục hải quan; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh logistics đầu tư, hoạt động trên địa bàn tỉnh.
4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1624/KH-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Tỉnh Uỷ về phát triển nguồn nhân lực và thực hiện nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhu cầu cho sản xuất và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
5. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học hiện đại vào quy trình sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm;
- Khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp theo quy mô, ngành nghề, địa bàn hoạt động… để các doanh nghiệp tạo thành các mối liên kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh như: Hỗ trợ đào tạo nhân sự, quảng bá sản phẩm, cung cấp công nghệ, thiết bị tiên tiến, cho vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, hợp tác sản xuất, quảng cáo xúc tiến thị trường và giải quyết các tranh chấp thương mại.
1. Sở Công thương: Là đầu mối tổ chức thực hiện Kế hoạch, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Sở Xây dựng: Chủ trì, rà soát quy hoạch mạng lưới các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.