Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 226/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 226/KH-UBND
Ngày ban hành 12/09/2022
Ngày có hiệu lực 12/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 226/KH-UBND

Hà Giang, ngày 12 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW NGÀY 10/02/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 11-NQ/TW), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

2. Xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh; đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và các quan điểm, định hướng, chủ trương, chính sách được đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW

Các sở, ban, ngành của tỉnh; các cơ quan trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị quyết trong toàn thể đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW; đổi mới tư duy phát triển và đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành về nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang trong mối liên kết phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, về các cơ chế chính sách đặc thù của vùng và việc phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hà Giang nói riêng và của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, chủ động phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, truyền hình tuyên truyền, phổ biến thông tin nội dung Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình trình hành động của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng trong tuyên truyền, phổ biến về Nghị quyết số 11-NQ/TW.

2. Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức triển khai hiệu quả các quy hoạch xây dựng, đô thị và nông thôn

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện và đơn vị tư vấn: Khẩn trương hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm để triển khai thực hiện quy hoạch; bám sát vào nội dung, định hướng của Quy hoạch tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

b) Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn, phối hợp với UBND cấp huyện, xã: Rà soát, tổ chức lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nông thôn đảm bảo hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, tạo thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất, đồng bộ. Tập trung vào việc hoàn thành lập các quy hoạch phân khu thuộc Đồ án quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035; thực hiện Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng 04 đô thị thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng các thị trấn, quy hoạch nông thôn tại các xã...

c) UBND cấp huyện, thành phố: Nghiên cứu, chỉ đạo tổ chức lập các Quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nông thôn đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường mối liên kết với các huyện, thành phố trong tỉnh có điều kiện tương đồng để hình thành các vùng với những lợi thế phát triển riêng biệt.

3. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế các ngành lĩnh vực; phát triển mạnh hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ dựa trên thế mạnh của tỉnh

a) Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phát huy khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng; tăng cường mối liên kết trong phát triển các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm và lợi thế của mỗi vùng. Tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; tăng cường liên kết vùng, khu vực, thu hút đầu tư và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 8 - 8,5%; GRDP giá hiện hành đến năm 2030 đạt 85.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng.

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Triển khai các giải pháp thâm canh và áp dụng cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để nâng cao năng suất, chất lượng, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản khoảng 5-6%/năm. Phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Xây dựng thương hiệu, phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng có tiềm năng trở thành hàng hóa theo chuỗi giá trị gắn với phát triển du lịch như: chuỗi cây ăn quả ôn đới, dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao, các sản phẩm từ cây tam giác mạch. Duy trì và nâng cao chất lượng các chuỗi sản phẩm đã hình thành như chuỗi chè Shan tuyết, mật ong bạc hà. Hình thành các vùng liên kết sản xuất nông nghiệp giữa các xã, các huyện, thống nhất chung một quy trình, tiêu chuẩn sản xuất.

Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ về tiếp cận vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện để kinh tế tập thể, hợp tác xã, các làng nghề phát triển bền vững. Phát triển đàn vật nuôi có thế mạnh của tỉnh, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp. Tăng sản lượng thịt hơi xuất chuồng, gắn với nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Khuyến khích chăn nuôi theo hướng trang trại, trọng tâm là bò vàng, lợn đen, ong mật địa phương... Đẩy mạnh phát triển rừng, ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng kinh tế; các vùng nguyên liệu tập trung tại các huyện: Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần; bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, hướng tới xuất khẩu.

b) Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương: Tập trung triển khai phát triển công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu (các sản phẩm từ gỗ, chế biến chè, chế biến dược liệu, cam sành, chè Shan tuyết) thúc đẩy sản xuất các sản phẩm đặc thù của tỉnh, phấn đấu đưa Hà Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dược liệu của vùng trung du và miền núi phía Bắc; phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, dược liệu đạt bình quân 18%-20%/năm; ngành sản xuất, phân phối điện đạt bình quân 13-15%/năm; công nghiệp khai khoáng đạt bình quân 9-13%/năm. Nghiên cứu phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác có khả năng. Thành lập các cụm công nghiệp theo quy hoạch, cơ sở công nghiệp chế biến, làng nghề có đủ tiềm lực kinh tế làm cơ sở cho phát triển các sản phẩm chủ lực; quản lý chặt chẽ việc áp dụng công nghệ đảm bảo phù hợp và an toàn với môi trường. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển hợp lý ngành công nghiệp khai khoáng, thủy điện, gắn với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, xúc tiến, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm. Chú trọng xây dựng và mở rộng các loại hình thương mại hiện đại; Phát triển thương mại điện tử, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia quảng bá, trao đổi, mua, bán hàng hóa trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Tập trung chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý tại các chợ trên địa bàn; hình thành các siêu thị tại trung tâm các đô thị và phát triển mạnh mẽ hệ thống mạng lưới phân phối bán buôn, bán lẻ. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân đạt 8 - 10%/năm.

c) Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, Cục Hải Quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu đảm bảo hiệu quả về kinh tế, gắn với đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội. Tăng cường thu hút các nguồn lực hợp pháp để đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, Khu công nghiệp Bình Vàng và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics. Tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư lấp đầy khu kinh tế, khu công nghiệp. Thành lập các cụm công nghiệp đã có quy hoạch. Đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công theo hướng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Tập trung thực hiện lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu các khu chức năng còn lại trong khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy theo Quy hoạch chung xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 125/QĐ-TTg ngày 02/02/2012.

d) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch của tỉnh, ngành đã được phê duyệt. Trong đó tập trung phát huy hiệu quả giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh; vùng công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn, di tích quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Đến năm 2030, đưa Hà Giang trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước; tạo dựng thương hiệu và thu hút khách du lịch, phấn đấu đạt 5,0 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu từ du lịch đạt 17.000 tỷ đồng. Huy động thu hút các nguồn lực đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ưu tiên những loại hình sản phẩm du lịch có thế mạnh của tỉnh như du lịch văn hóa, cộng đồng, tâm linh, du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, mạo hiểm, thể thao trải nghiệm ... Tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên kết phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng; chương trình hợp tác với tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách; tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan: Đẩy mạnh huy động, kết hợp đa dạng hóa các hình thức đầu tư của khu vực tư nhân. Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. Huy động và cân đối các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công gắn với đề cao trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương; khắc phục tình trạng phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, kéo dài, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, gắn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá hiệu quả và đối với các dự án đầu tư; kiên quyết chấm dứt các dự án có hiệu quả đầu tư thấp, tập trung nguồn lực đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm cấp thiết để hoàn thành kịp thời đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Tăng cường huy động nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ. Các khoản vay vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tập trung sử dụng cho chi đầu tư phát triển trong một số lĩnh vực chủ chốt để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa.

Tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh như du lịch, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, khu công nghiệp Bình Vàng. Kiểm tra, rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.

b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan: Tham mưu cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, thúc đẩy tăng thu hợp lý kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Đẩy mạnh các biện pháp khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế, chú trọng các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Triển khai các quy định ưu đãi thuế kịp thời, đúng đối tượng để tránh thất thu, bảo đảm minh bạch, công bằng, khả thi. Phấn đấu đến năm 2030 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.200 tỷ đồng.

Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư phát triển đồng thời bảo đảm nguồn lực cho quốc phòng, an ninh, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; ưu tiên nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đột phá, chương trình trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình; chủ động phối hợp với các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể tỉnh, đơn vị tư vấn tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác chuyển đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thành công ty cổ phần; thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.

[...]