Kế hoạch 226/KH-UBND năm 2016 về triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 226/KH-UBND
Ngày ban hành 29/09/2016
Ngày có hiệu lực 29/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Quận Tân Phú
Người ký Hứa Thị Hồng Đang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN TÂN PHÚ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 226/KH-UBND

Tân Phú, ngày 29 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH (PAPI) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định số 3292/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân quận Tân Phú xây dựng Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn quận Tân Phú giai đoạn 2016 - 2020.

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH

- Chỉ số Hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (sau đây gọi là Chỉ số PAPI) là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDB) tại Việt Nam từ năm 2009, trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu, gồm Trung tâm Công tác lý luận và Tạp chí Mặt trận thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tham gia từ năm 2009 - 2012), Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tham gia năm 2012) và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2013) cho tới nay.

- Nội dung đánh giá của Chỉ số PAPI dựa trên 03 quá trình có tác động lẫn nhau, đó là: Xây dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các dịch vụ công. Chỉ số PAPI đo lường mức độ hiệu quả trong công tác quản trị và hành chính công ở cấp tỉnh hàng năm thông qua 06 Chỉ số nội dung (22 nội dung thành phần) gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (tri thức công dân; cơ hội tham gia; chất lượng bầu cử; đóng góp tự nguyện); công khai, minh bạch (danh sách hộ nghèo; ngân sách cấp phường; quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất và khung giá đất); trách nhiệm giải trình với người dân (mức độ và hiệu quả tiếp xúc với chính quyền; Ban Thanh tra nhân dân; Ban giám sát đầu tư cộng đồng); kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công (kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương; kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công; công bằng cơ hội trong việc làm tại khu vực công; quyết tâm chống tham nhũng); thủ tục hành chính công (dịch vụ chứng thực xác nhận của chính quyền địa phương; thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng; thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục hành chính được cấp ở cấp phường); cung ứng dịch vụ công (y tế công; giáo dục tiu học công lập; cơ sở hạ tầng căn bản; an ninh, trật tự).

II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng chính quyền gần dân, vì dân phục vụ, phục vụ dân và doanh nghiệp không điều kiện, trên tinh thần hết sức cầu thị, sẵn sàng nhận lỗi và khắc phục để phục vụ tốt hơn.

- Tập trung cải thiện nâng cao điểm các nội dung đánh giá của chỉ số PAPI, phấn đấu thực hiện các chỉ số năm sau cao hơn năm trước để thực hiện sự nỗ lực vươn lên của chính quyền.

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong nỗ lực cải thiện Chỉ số PAPI.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Kế hoạch nâng cao Chỉ số PAPI giai đoạn 2016 - 2020 phải thực hiện đồng bộ với Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và gắn với Kế hoạch cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index); Chsố hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và các chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X.

- Các cơ quan nhà nước phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, thực hiện tốt yêu cầu “biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin”, “biết nhận lỗi, biết xin lỗi và biết cảm ơn”; thấu hiểu và chia sẻ các vướng mắc, bức xúc của nhân dân, của tổ chức và cá nhân.

- Xác định cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, kiên trì, liên tục của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đặc biệt là Ủy ban nhân dân phường.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đối với nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong đó trọng tâm là về những nội dung phải công khai để dân biết, nội dung dân bàn và quyết định, nội dung nhân dân ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định, nội dung người dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức phường, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Tiếp tục thực hiện công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền trong tình hình mới theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận số 114-KL/TW ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Ban Bí thư; Quy chế dân chủ cơ sở theo Kết luận số 120-KL/TW ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ Chính trị.

- Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu, rộng chủ trương quan điểm của Ban thường vụ Thành ủy, Quận ủy về chương trình cải cách hành chính đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên, tổ chức, người dân về chương trình cải cách hành chính của Thành phố và của quận, nhằm đáp ứng nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, làm cho Thành phố nói chung và quận Tân Phú nói riêng có chất lượng sng tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

- Vận động Nhân dân tham gia bầu cử tổ trưởng Tổ dân phố theo quy định, tuyên truyền sâu rộng để Nhân dân hiểu về quyền và thực hiện nghĩa vụ khi tham gia bầu tổ trưởng Tổ dân phcũng như thể lệ, phương thức bầu cử. Đồng thời, các cơ quan nhà nước phải triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia thực hiện theo quy định.

- Thực hiện nghiêm trình tự, quy trình bầu Khu phố trưởng, Tổ trưởng Tổ dân phố, Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Lựa chọn các Trưởng Khu phố, Tổ trưởng Tổ dân phố, Thành viên Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là người có uy tín, tôn trọng pháp luật và hoạt động có hiệu quả; được Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức đánh giá cao.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cấp cơ sở; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Gắn việc phục vụ quyền lợi chính đáng của Nhân dân, người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đặc biệt các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của Nhân dân như: Các khoản đóng góp tự nguyện, xây mới, sửa chữa công trình công cộng; hoạt động giám sát của Ban Thanh tra Nhân dân hoặc Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng về giám sát công trình công cộng nơi sinh sống.

2. Đối với nội dung “công khai minh bạch”

a) Công khai danh sách hộ nghèo

- Công khai kịp thời những thông tin về chính sách xã hội cho người nghèo để Nhân dân biết, Nhân dân bàn, giám sát thực hiện. Công khai minh bạch danh sách hộ nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, điểm hoạt động của Khu ph, bảng thông tin Tổ dân phố.

[...]