Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2023 nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu 221/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2023
Ngày có hiệu lực 15/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Văn Thiều
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 221/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 15 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỰC HIỆN BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Để nâng cao điểm số của Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác đánh giá kết quả thực hiện Bộ chỉ số về xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, duy trì chỉ số thành phần đạt kết quả tốt và cải thiện các chỉ số thành phần đạt kết quả chưa tốt, góp phần nâng cao Bộ chỉ số năm 2023 và cho những năm tiếp theo.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, nhất là vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý.

II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO SỐ ĐIỂM TRONG THỜI GIAN TỚI

Phấn đấu giữ vững các chỉ số cơ bản đạt yêu cầu và nâng cao công tác bảo vệ môi trường để thực hiện các chỉ số có điểm số thấp, đề nghị các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:

- Đối với Chỉ số 2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo thẩm quyền quản lý thực hiện tốt công tác xử lý chất thải (vận hành thường xuyên, liên tục hệ thống xử lý nước thải; hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại,...) và thực hiện đảm bảo báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định.

- Đối với Chỉ số 05. Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo và vận hành thường xuyên, ổn định hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Đối với Chỉ số 9. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại phải bố trí thu gom, phân loại, dán nhãn, bố trí khu vực lưu trữ tạm thời và định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.

- Đối với Chỉ số 11. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn:

Chủ trì, phối hợp với các ngành đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội cựu Chiến binh tỉnh,... triển khai nhân rộng các mô hình “Phân loại rác tại nguồn tại hộ gia đình”, “Tận dụng rác thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi” để góp phần nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Đối với Chỉ số 12. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Chỉ số 13. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh:

Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ đô thị các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn quản lý thực hiện việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo theo quy chuẩn quy định. Đôn đốc, nhắc nhở Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo đáp ứng về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các bãi rác tập trung trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện việc xử lý ô nhiễm môi trường và đóng cửa các bãi rác đã ngừng hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Đối với Chỉ số 14. Tỷ lệ khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo:

Tăng cường đôn đốc nhắc nhở Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tránh tồn lưu trong đất; tăng cường sử dụng các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường.

- Đối với Chỉ số 22. Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị:

Tăng cường triển khai thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Công văn số 656/UBND-KT ngày 26/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn tỉnh.

- Đối với Chỉ số 23. Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật:

Chủ trì, rà soát và tuyên truyền đến các dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu công nghiệp có mức lưu lượng xả thải lớn ra môi trường lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024 đối với các dự án có lưu lượng xả thải lớn theo quy định tại khoản 4 Điều 97 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Đối với Chỉ số 25. Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đề nghị phân công, bố trí cán bộ phụ trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ổn định về số lượng và chất lượng đảm bảo yêu cầu công việc tại địa phương.

- Đối với Chỉ số 26. Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng:

[...]