Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2018 triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 218/KH-UBND
Ngày ban hành 17/12/2018
Ngày có hiệu lực 17/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Nguyễn Văn Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 218/KH-UBND

Yên Bái, ngày 17 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Thực hiện Kết luận số 254-KL/TU ngày 04 tháng 8 năm 2018 của Tỉnh ủy về việc bổ sung nhiệm vụ cần làm ngay những tháng cuối năm 2018 vào kế hoạch số 78-KH/TU ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái.

Trên sở đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tài Ttrình số 69/TTr-SKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2018, y ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2020, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung huy động các nguồn lực cho các nhiệm vụ nghiên cứu ng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản là thế mạnh của tỉnh dưới các hình thức bảo hộ như: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhằm hình thành những thương hiệu sản phm nông nghiệp của tỉnh có chất lượng, năng lực cạnh tranh và tham gia chui cung ứng, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về một số nội dung chủ yếu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

- Xác định rõ và tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu, ng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm nông lâm sản thông qua đề xuất hoặc đặt hàng của các huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh, tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp thiết gắn với khâu đột phá của tỉnh, đặc biệt trong việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái.

- Việc ng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở xã hội hóa và có sự lồng ghép các chương trình, dự án...

- Xác định rõ các sản phẩm đặc sản là thế mạnh của tỉnh để tập trung hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chng nhận, nhãn hiệu tập thể.

- Đảm bảo triển khai kế hoạch đúng thời gian, tiến độ, hiệu quả; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh; kết quả của các nhiệm vụ được nhân rộng, duy trì, quản lý và phát triển theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

- Nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao của tỉnh nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tập trung vào các sản phẩm chủ lực như: Cây lương thực có hạt, cây ăn quả (bưởi, cam, quýt,...), chè, quế, sơn tra, măng tre Bát độ, Dâu tằm, gnguyên liệu; trâu, bò, lợn, nuôi trồng và khai thác thủy sản.

- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao phục vụ sản xuất.

- Thông qua các công nghệ sẵn có hoặc đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu để ứng dụng tiến bộ kthuật vào việc xây dựng và mở rộng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng tập trung, an toàn, hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản có thế mạnh của tnh

- Xác định các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng thực sự đxây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị.

- Trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, tiến hành xác định loại hình thương hiệu (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập th) và mô hình quản trị thương hiệu cho từng sản phẩm.

- Xác định lộ trình xác lập quyền shữu trí tuệ đối với từng sản phẩm nông nghiệp nông thôn, ưu tiên các đối tượng là sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Htrợ quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của tnh mang tên địa danh đã được bảo hộ như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2020.

(Danh mục nhiệm vụ ưu tiên tại phụ lục kèm theo)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo

[...]