Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2021 thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021 - 2025

Số hiệu 216/KH-UBND
Ngày ban hành 07/11/2021
Ngày có hiệu lực 07/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 216/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 07 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Công văn số 1799/BTNMT-TNN ngày 19/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh Lạng Sơn như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm điều tra, đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu thuộc tính liên quan đến tài nguyên nước thông qua các hoạt động quan trắc, giám sát, thống kê, kiểm kê, điều tra, đánh giá tổng hợp về số lượng, chất lượng nguồn nước, đánh giá trữ lượng tiềm năng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước một cách có hệ thống phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu.

2. Yêu cầu

- Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg.

- Phải đảm bảo tính hệ thống, kế thừa, công khai, khoa học và phát triển, tuân thủ các quy định pháp luật về tài nguyên nước hiện hành, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên nước của địa phương.

II. NHIỆM VỤ ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước định kỳ, thường xuyên

a) Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương; hệ thống cảnh báo, dự báo tài nguyên nước:

- Duy trì vận hành hệ thống trạm quan trắc tài nguyên nước hiện có (Trạm quan trắc nước mặt Mai Pha, Giếng quan trắc nước dưới đất tại phường Đông Kinh, phường Tam Thanh và thị trấn Đồng Đăng).

- Đầu tư xây dựng mới một số trạm quan trắc tài nguyên nước trên cơ sở nhu cầu thông tin, số liệu tài nguyên nước để phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp với mạng quan trắc của Trung ương; quan trắc được quy luật biến đổi số lượng và chất lượng nguồn nước nội tỉnh, giám sát và kiểm soát được việc khai thác, xả nước thải vào nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước. Căn cứ vào nguồn lực của địa phương, thực hiện xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ưu tiên quan trắc các nguồn nước cấp cho sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; giám sát hoạt động xả nước thải vào nguồn nước từ các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

Xây dựng mạng lưới trạm quan trắc, giám sát tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh phục vụ quản lý, được thể hiện trong quy hoạch tỉnh theo quy định tại khoản 11 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

Trên cơ sở nhu cầu dùng nước cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tiến hành xây dựng hai (02) trạm quan trắc nước dưới đất kết hợp khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong khu vực địa điểm tại xã Phú Xá và xã Thụy Hùng huyện Cao Lộc; quan trắc được các thông số mực nước, lưu lượng, chất lượng nước; các dữ liệu về lưu lượng khai thác và mực nước hạ thấp được kết nối tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi; xây dựng lắp đặt hai (02) trạm quan trắc nước dưới đất tại thành phố Lạng Sơn trên cơ sở các giếng khai thác nước dưới đất hiện có, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi diễn biến mực nước khai thác và lưu lượng khai thác tại các giếng đang khai thác; định kỳ quan trắc chất lượng nước dưới đất đối với một số các thông số cơ bản theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT gồm: PH, TDS, Amoni (NH4+), Nitrat (NO3-), Clorua, Xyanua, Asen, Pb, Mn, Fe, Coliform, E.coli. Xây dựng một (01) trạm quan trắc nước mặt trên sông Thương, đoạn qua địa bàn huyện Hữu lũng nhằm quan trắc diễn biến mực nước, lưu lượng dòng chảy và chất lượng nước mặt đối với các thông số chủ yếu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT gồm: PH, BOD5, COD, DO, TSS, Amoni (NH4+ tính theo N), Clorua, Xyanua, Pb, Fe, Mn, Chất hoạt động bề mặt, Tổng dầu, mỡ, Coliform, E.coli.

- Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra tại các khu vực đã hoặc được dự báo có nguy cơ xảy ra lũ lụt, hạn hán; ưu tiên những vùng, khu vực đang chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Trên cơ sở kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch phòng, chống thiên tai của tỉnh để đề xuất xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước:

Hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước ở địa phương, làm căn cứ để đánh giá sự tuân thủ theo Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc xử lý các vấn đề phát sinh trên địa bàn tỉnh.

c) Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước:

Thường xuyên duy trì, cập nhật dữ liệu vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương đã được xây dựng.

d) Kiểm kê tài nguyên nước, xây dựng báo cáo tài nguyên nước:

- Xây dựng kế hoạch kiểm kê, tổ chức thực hiện kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025 theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 04/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025.

- Thống kê, tổng hợp, lập báo cáo tài nguyên nước; lập báo cáo sử dụng nước của địa phương hằng năm theo Điều 12 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/01 của năm sau.

2. Đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không định kỳ

a) Điều tra, đánh giá tổng hợp nước dưới đất và tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất:

- Điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn nước nội tỉnh ở những vùng, khu vực nước dưới đất có tiềm năng lớn, là đối tượng khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt, các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt.

- Điều tra, tìm kiếm phát hiện nguồn nước dưới đất gắn với công trình phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn và khó khăn ở vùng biên giới, vùng khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ