Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 tỉnh Kon Tum”

Số hiệu 215/KH-UBND
Ngày ban hành 23/01/2017
Ngày có hiệu lực 23/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lại Xuân Lâm
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 215/KH-UBND

Kon Tum, ngày 23 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đ án “Tăng cường tiếng Việt cho trem mm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” và Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đ án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu sgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đ án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 tỉnh Kon Tum” (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu chung

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiu s, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sng và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát trin của tnh, của đất nước.

Việc thực hiện trin khai đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia.

2. Mc tiêu cthể

a) Đến năm 2020, có ít nhất 20% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 92% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

b) Đến năm 2025, có ít nhất 25% trem người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 96% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

c) Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt bng nhiều hình thức nhằm giúp cho các em đọc thông, viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng từng lớp học và chuẩn bền vững khi lên học ở cp trung học cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tnh Kon Tum có trem, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

2. Trẻ em trong độ tuổi mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số đang học tại các trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp

a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

b) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân để phát triển sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số; huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, cha mẹ học sinh và nhân dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em người dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

b) Thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em.

c) Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.

3. Đổi mới công tác quản lý và vai trò tham mưu của ngành giáo dục

a) Tiếp tục thực hiện phương châm chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, sâu sắc, cụ thể, hướng về cơ sở. Tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện dân chủ, công khai trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

b) Quy định trách nhiệm, vai trò người đứng đầu ngành giáo dục của tỉnh, từng huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục trong việc triển khai Kế hoạch.

c) Phát huy vai trò nòng cốt chủ động, tích cực của ngành giáo dục trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội trong tổ chức thực hiện Kế hoạch Đề án.

d) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục đảm bảo thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và không gây áp lực cho giáo viên.

[...]