Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2022 về diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 209/KH-UBND
Ngày ban hành 05/08/2022
Ngày có hiệu lực 05/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

DIỆT CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chng chuột bảo vệ sn xuất trồng trọt; Công văn số 2475/BVTV-TV của Cục Bo vệ Thực vật ngày 11/12/2014 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật phòng, chống chuột hại cây trồng. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khe cộng đồng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện nghiêm túc và hiệu qucác mục tiêu, nhiệm vụ phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sn xuất nông nghiệp và sức khe cộng đồng

- Xác định công tác diệt chuột là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Tổ chức các đt diệt chuột tập trung trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đúng thời điểm chuột chưa vào mùa sinh sản và giai đoạn chuyn tiếp gia các mùa vụ sản xuất trong năm.

2. Yêu cầu

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp diệt chuột, sử dụng các loại thuc diệt chuột sinh học, các thuốc có chứa hoạt chất thế hệ mới nm trong danh mục thuốc bo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Diệt chuột c ngoài đng và trong khu dân cư, các cánh đồng, bờ mương, diện tích đất b hoang,...

- Diện tích cây trồng bị thiệt hại do chuột hại sau khi tổ chức các chiến dịch diệt chuột gim (trung bình chcòn dưới 25% diện tích bị hại so với trước khi tổ chức chiến dịch diệt chuột).

- Bng các biện pháp triển khai tại các đt diệt chuột tập trung, hàng năm toàn Thành phố diệt được trên 05 triệu con chuột; từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt tại các địa phương có nhiều diện tích xen kẹt, chuyn đi sang sn xuất đa canh,...

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức tt công tác tuyên truyn sâu rộng trong nhân dân về tác hại của chuột đối với sản xuất nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng để nhân dân chđộng phối hợp diệt chuột hiệu qu.

- Năm 2021: In 5.000 tờ rơi hướng dẫn về tập quán và các biện pháp diệt chuột phát cho các quận, huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tổ chức biên tập, xây dựng nội dung, biên tập và in 500 đĩa DVD phát cho các địa phương. Tuyên truyền 10 chuyên đề trên báo và phát sóng trên Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Trung ương về công tác diệt chuột.

- Từ năm 2022-2025: Tuyên truyền mỗi năm 10-15 chuyên đề trên báo và phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương, Thành phố về công tác diệt chuột của Thành phố Hà Nội.

2. Công tác tập huấn

Tổ chức tập huấn các kiến thức về phòng trừ, diệt chuột: Gồm nhân viên kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp xã, thành viên các hợp tác xã, trang trại sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ. Giảng viên có trình độ từ Đại học trở lên, chuyên gia trong công tác diệt chuột,... Kết thúc khóa học các học viên sẽ hiu biết về cách phòng trừ, diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.

a) Tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ:

- Đối tượng: Kỹ thuật Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật, nhân viên kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp xã (trung bình 30 người/lớp).

- Nội dung: Mỗi lớp được tiến hành trong 02 ngày.

- Thời gian và số lượng: Mỗi năm tổ chức 17 lớp.

b) Tập huấn nâng cao nhận thức cho người sản xuất:

- Đối tượng: Các hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp (50 người/lớp).

- Nội dung: Mỗi lớp được tiến hành trong 02 ngày.

- Thời gian và số lượng:

+ Năm 2021: 230 lớp (trung bình 10 lớp/quận, huyện có sản xuất nông nghiệp x 23 quận, huyện);

+ Năm 2022-2024 là 460 lớp (trung bình 05 lớp/quận, huyện có sản xuất nông nghiệp x 23 quận, huyện).

[...]