ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4071/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 29 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 02/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
12-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII ) VỀ TIẾP TỤC
CƠ CẤU LẠI, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-CP
ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Căn cứ Chương trình hành động
số 17-CTr/TU ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị
quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3190/SKHĐT-KTN ngày 27 tháng 11 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
97/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết
số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (kèm
theo Quyết định này).
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường
trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh chủ trì tổ chức triển khai và
đôn đốc các sở, ngành, đơn vị thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các
Giám đốc sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày
ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Sơn Hải
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 02/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH
ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TW NGÀY 03/6/2017
CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII ) VỀ TIẾP TỤC CƠ CẤU LẠI, ĐỔI MỚI
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày
29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Ngày 03 tháng 6 năm 2017, Ban Chấp hành Trung Đảng
(khóa XII) có Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng
cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và ngày 02 tháng 10 năm 2017 Chính phủ có Nghị
quyết số 97/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
12-NQ/TW.
Ngày 17 tháng 10 năm 2017, Tỉnh ủy có Chương trình
hành động số 17-CTr/TU triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước.
Để các sở, ngành, địa phương, đơn vị có cơ sở triển
khai có hiệu quả nội dung Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình
hành động số 17-Ctr/TU ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Mục tiêu tổng quát
Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị
theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp
nhà nước giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của
kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2017-2020:
Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn
2017-2020 thực hiện theo Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án sắp xếp tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái
vốn tại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017-2020 (trên cơ sở căn cứ vào Quyết
định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về
tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh
mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020; Quyết định số
1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục
doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020, Quyết định
số 707/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước giai đoạn 2016-2020”; Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10 tháng 7 năm
2017 phê duyệt Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng
năm giai đoạn 2017-2020 và Công văn số 12434/VPCP-ĐMDN ngày 22 tháng 11 năm
2017 của Văn phòng Chính phủ về cổ phần hóa Tổng công ty Khánh Việt, cụ thể:
- Hợp nhất Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Khánh Hòa và Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa thành Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa.
- Thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty Khánh Việt,
trong đó Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ (VĐL); thời gian thực
hiện năm 2017, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp ngày 31 tháng 12 năm
2017. Đồng thời, tiếp tục sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020
phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty.
- Thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
có vốn nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Thủ
tướng Chính phủ:
* Năm 2017 thực hiện 02 doanh nghiệp, gồm:
+ Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông
Khánh Hòa thực hiện thoái hết phần vốn nhà nước, với tỷ lệ thoái 38,60% VĐL.
+ Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang thực hiện thoái hết
phần vốn nhà nước, với tỷ lệ thoái là 61,41% VĐL (đã thoái 55,01% VĐL và Nhà nước
đang nắm giữ 6,4% VĐL).
Đồng thời, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 02 doanh
nghiệp:
+ Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa.
+ Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa
* Năm 2018 thực hiện 05 doanh nghiệp, gồm:
+ Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa (Nhà nước
đang giữ 79,23% VĐL) thực hiện thoái 28,23% VĐL, tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau khi
thoái vốn dự kiến là 51% VĐL.
+ Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang (Nhà
nước đang giữ 61,73% VĐL) thực hiện thoái 10,73% VĐL, tỷ lệ Nhà nước nắm giữ
sau khi thoái vốn dự kiến là 51% VĐL.
+ Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh (Nhà nước đang giữ
47,58% VĐL) thực hiện thoái 11,58% VĐL, tỷ lệ Nhà nước nắm giữ sau khi thoái vốn
dự kiến là 36% VĐL.
+ Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa thực hiện thoái hết
phần vốn nhà nước, với tỷ lệ thoái là 33,33% VĐL.
+ Công ty Cổ phần Công trình đô thị Vạn Ninh thực
hiện thoái hết phần vốn nhà nước, với tỷ lệ thoái là 27,90% VĐL.
- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đối với Công ty
Trách nhiệm hữu hạn nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa phù hợp thực tế sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tập trung xử lý các dự án, công trình đầu tư của
doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài (nếu có).
- Phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị
doanh nghiệp; nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất
lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.
b) Giai đoạn tiếp theo sau năm 2020:
- Các doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu nhiều
thành phần, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần phải nâng dần trình độ công nghệ, kỹ
thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực; đáp ứng đầy đủ
chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ quản lý chuyên
nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.
- Tiếp tục củng cố, phát triển đối với doanh nghiệp
nhà nước như Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh
Hòa, Tổng công ty Khánh Việt (sau khi cổ phần hóa) hoạt động hiệu quả, có khả
năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế.
3. Yêu cầu
Cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tiếp
tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn
năm 2017-2020 và sau năm 2020; đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai
thực hiện.
Xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành, người
đứng đầu doanh nghiệp trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ.
II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- Kiên quyết thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước đối với các doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp
xếp giai đoạn 2016-2020; Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa
theo từng năm giai đoạn 2017-2020; Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực
hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 theo tiến độ, lộ trình được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện để thực
hiện cổ phần hóa thì xem xét áp dụng các hình thức sắp xếp khác như bán, khoán,
cho thuê, giải thể, áp dụng biện pháp phá sản theo quy định của pháp luật đối với
doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà không có phương án tái cơ cấu
khả thi.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang được giao
quản lý, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư có
ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, khi cổ phần hóa,
Nhà nước tiến hành kiểm soát thống nhất sở hữu các công trình hạ tầng quan trọng;
doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà đầu tư nhận quyền khai thác chỉ được quyền quản
lý, vận hành, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng. Việc lựa chọn
nhà đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện theo Luật Đấu thầu, công khai, minh bạch;
bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
- Trong quá trình thực hiện phải bảo đảm công khai,
minh bạch trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong cổ phần hóa và
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược
tham gia mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước.
- Nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh các trường hợp định
giá thấp tài sản, vốn của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp không đúng quy định
của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước.
- Hoàn thiện phương án sử dụng đất gửi cấp có thẩm
quyền phê duyệt trước khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần
hóa. Thực hiện nghiêm cơ chế cho thuê đất trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành, tập trung
vào lĩnh vực kinh doanh chính, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư phân tán,
dàn trải. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở nhiệm vụ được giao,
ngành, nghề kinh doanh chính, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh; triệt để tiết
kiệm chi phí; nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên
thị trường.
2. Thực hiện cơ chế, chính sách để doanh nghiệp
nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ
kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải đầy đủ, minh bạch
theo quy định của pháp luật, phù hợp với cơ chế thị trường.
- Thực hiện theo chủ trương xóa bỏ các cơ chế can
thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước, đối xử bất
bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp
cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh
doanh, tài chính, thuế.
- Phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp
nhà nước trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi
giá trị trong nước, khu vực và thế giới. Hạn chế tình trạng sản xuất, kinh
doanh khép kín, cục bộ, không minh bạch trong doanh nghiệp nhà nước.
3. Thực hiện đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản
lý doanh nghiệp nhà nước
- Áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với
chuẩn mực quốc tế tại các doanh nghiệp nhà nước; đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phẩm chất đạo đức của cán bộ, tạo lập
môi trường quản trị doanh nghiệp lành mạnh, hiệu quả.
- Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, thù lao
của người lao động và người quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cơ chế thị
trường, có tính cạnh tranh cao trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh. Áp dụng
hệ thống đánh giá hiệu quả lao động đối với từng vị trí việc làm để xác định mức
độ hoàn thành, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, làm cơ sở trả
lương, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí và đề bạt cán bộ.
- Sắp xếp, tinh gọn và nâng cao hiệu quả tổ chức bộ
máy, biên chế của doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại, bố trí hợp lý đội ngũ cán
bộ; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng
lực lãnh đạo và tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ doanh nghiệp
nhà nước; có cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả lao động trình độ
cao. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp
nhà nước. Rà soát, nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất đạo đức, năng lực
lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ đối với người quản lý doanh nghiệp
nhà nước.
- Bảo đảm tính minh bạch, công khai của doanh nghiệp
nhà nước và trách nhiệm giải trình của người quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là
về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn của Nhà nước, chi phí, kết quả kinh
doanh, phân phối lợi nhuận. Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán và hệ thống
báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
4. Thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
nhà nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật,
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước. Quản lý, giám sát
chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được
phê duyệt.
5. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh
đạo của tổ chức Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước
- Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của
tổ chức Đảng tại doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, thực hiện tốt
công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định
của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức Đảng trong doanh nghiệp nhà nước khi để xảy
ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước và công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối
với việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội,
xã hội - nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước.
III. Tổ chức thực hiện
1. Các thành viên Ban Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung thực hiện
Phương án sắp xếp tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước
giai đoạn 2017-2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
3382/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nêu tại
Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực
hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục cơ cấu
lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ
được phân công trong Ban.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực
Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Đổi mới
và Phát triển doanh nghiệp tỉnh cụ thể hóa các nội dung nhiệm vụ, giải pháp để
hoàn thành Phương án sắp xếp tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp
nhà nước giai đoạn 2017-2020 của tỉnh đúng lộ trình, tiến độ quy định.
- Rà soát các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm
giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp thì thực
hiện cổ phần hóa, hoặc thoái vốn theo quy định. Đối với những doanh nghiệp mà
Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối thì
tham mưu Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh cơ
cấu lại bằng cơ chế, chính sách phù hợp.
- Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực của doanh
nghiệp nhà nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học,
công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện
với môi trường, coi đây là yếu tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.
- Rà soát, tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan
đến các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về doanh nghiệp nhà nước,
đặc biệt đối với quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cơ cấu lại,
đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước phù hợp với chủ trương, đường
lối của Đảng, tình hình thực tế và kinh nghiệm đúc kết được trong thời gian
qua.
- Tham mưu kịp thời về công tác kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được
phê duyệt; bảo đảm công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện.
- Định kỳ hàng năm trước ngày 10 tháng 12, tổng hợp,
báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
3. Sở Tài chính
- Hướng dẫn, đôn đốc việc thoái vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8
năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11
năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp và có
cơ chế, chính sách phù hợp để lành mạnh hóa tình hình tài chính, xử lý dứt điểm
tồn đọng tài chính, nợ không có khả năng thanh toán và các tài sản không sinh lời
của doanh nghiệp nhà nước.
- Tham mưu, đề xuất việc đẩy mạnh thoái vốn đầu tư
ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư
phân tán, dàn trải. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở nhiệm vụ được
giao, ngành, nghề kinh doanh chính, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh; triệt
để tiết kiệm chi phí; nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương
hiệu trên thị trường.
- Kiểm tra, xử lý và báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp định giá thấp tài sản, vốn của Nhà nước và
giá trị doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất
thoát tài sản, vốn nhà nước.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các
đơn vị thuộc đối tượng tái cơ cấu, sắp xếp lại, cổ phần hóa sử dụng đất đúng
quy hoạch, thực hiện nghiêm cơ chế cho thuê đất theo quy định của pháp luật;
yêu cầu các doanh nghiệp cổ phần hoá phải lập phương án sử dụng đất được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa. Tăng cường
quản lý, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nhà đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài
chính với Nhà nước trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau cổ phần hóa.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo
dõi, tham mưu giải quyết tốt việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; đào tạo,
chuyển đổi nghề và xử lý lao động dôi dư. Bảo đảm đầy đủ quyền lợi chính đáng,
hợp pháp của người lao động; phát huy vai trò và trách nhiệm của người lao động
là cổ đông trong việc tham gia quản lý, giám sát doanh nghiệp, đồng thời có cơ
chế phù hợp bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ - người lao động.
6. Các Sở quản lý chuyên ngành: Công thương,
Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị
liên quan tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng và phân loại các
doanh nghiệp nhà nước, dự án, công trình đầu tư và vốn, tài sản nhà nước tại
doanh nghiệp để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về giải pháp cơ cấu lại, xử
lý phù hợp.
7. Căn cứ nội dung trên, các sở, ngành theo
chức năng, nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện cho phù
hợp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề cần
sửa đổi, bổ sung; đề nghị các sở, ngành chủ động liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu
tư - Cơ quan thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh để tổng hợp,
xem xét, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết./.