Kế hoạch 2089/KH-UBND năm 2017 đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 2089/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2017
Ngày có hiệu lực 12/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2089/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐÁP ỨNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA TRONG TÌNH HÌNH MỚI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Quyết định số 162/QĐ-BYT ngày 17/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại Việt Nam và trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 324/TTr-SYT ngày 05/4/2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với các với nội dung chủ yếu như sau:

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA

Bệnh do vi rút Zika tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới và vẫn đang có dấu hiệu lan rộng tại các nước trong khu vực do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 30/12/2016, cả nước ghi nhận 191 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh (169), Bình Dương (07), Khánh Hòa (06), Đồng Nai (02), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (02), Phú Yên (01), Tây Ninh (01) và Long An (01), trong đó đã phát hiện trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ có nhiều khả năng liên quan đến vi rút Zika. Các trường hợp này được ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố và không có tiền sử đi về từ vùng dịch, điều đó cho thấy Việt Nam đã có sự lưu hành vi rút Zika trong cộng đồng. Ngoài ra, với các hoạt động giao lưu, thương mại, du lịch giữa các địa phương ngày càng gia tăng, thì nguy cơ lây nhiễm, lan rộng trường hợp nhiễm vi rút Zika từ địa phương này sang địa phương khác là rất lớn, đặc biệt tại các vùng có lưu hành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.

Tại Quảng Ngãi chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh đã lưu hành véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết (cùng chủng loại với muỗi truyền bệnh Zika), trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, hoạt động dịch vụ du lịch mở rộng; bên cạnh đó công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy tại cộng đồng không được thực hiện thường xuyên. Đchủ động phòng, chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng, chống bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại tỉnh Quảng Ngãi như sau:

1. Mục tiêu chung

Dự phòng nhiễm mới vi rút Zika, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do bệnh gây ra.

2. Mc tiêu cthể

- Mục tiêu 1: Tăng cường dự phòng các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;

- Mục tiêu 2: Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tui sinh sản dự định có thai;

- Mục tiêu 3: Thực hiện giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các dịch lưu hành tại cộng đồng;

- Mục tiêu 4: Tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

3. Giải pháp thực hiện và các hoạt động triển khai

a) Công tác chỉ đạo, điều hành

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh, huyện chủ động triển khai kế hoạch phòng chống, đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika phù hợp với tình hình địa phương. Trong đó cần tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, giám sát, đánh giá, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động phòng, chống dịch tại các địa phương; Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

b) Các hoạt động về chuyên môn kỹ thuật

* Tăng cường các biện pháp dự phòng mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ

- Đẩy mạnh hoạt động vận động “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tại cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực phát hiện có trường hợp nhiễm vi rút Zika.

- Thực hiện quy trình chẩn đoán xác định chứng đầu nhỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hướng dẫn và tư vấn theo dõi quản lý với các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, phụ nữ có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

* Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai

- Thực hiện truyền thông vận động người dân chủ động phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng); Thực hiện truyền thông trực tiếp, tư vấn cho đối tượng phụ nữ, các cặp vợ chồng mới kết hôn, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai về dự phòng nhiễm vi rút Zika và dự phòng trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ; vận động đối tượng phụ nữ mang thai đăng ký quản lý thai sản và khám thai định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về truyền thông nguy cơ dự phòng lây nhiễm rút Zika cho nhóm cộng tác viên y tế, y tế thôn bản tại cộng đồng.

- Thường xuyên cập nhật về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, ngành Y tế.

* Hoạt động giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt đ các dịch lưu hành tại cộng đng

- Các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika; giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, để kịp thời khoanh vùng và xử lý triệt để; lưu ý đối với đối tượng phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh.

- Khi phát hiện xác định trường hợp nhiễm vi rút Zika phải tích cực chủ động xử lý triệt để ổ dịch theo đúng quy định để tránh lây lan trong cộng đồng. Thực hiện giám sát véc tơ truyền bệnh xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của vi rút Zika.

[...]