Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1251/KH-UBND năm 2016 về triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, zika và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 1251/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2016
Ngày có hiệu lực 27/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Đặng Minh Hưng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1251/KH-UBND

Bình Dương, ngày 27 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TỔNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, ZIKA VÀ TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2016

I. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, ZIKA VÀ TAY CHÂN MIỆNG

Những năm gần đây, thi tiết biến đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi để các bệnh truyền nhiễm phát triển và lây lan trong cộng đồng: Bệnh sốt xuất huyết (SXH) tăng mạnh trong năm 2015 và vẫn có số mắc cao trong đầu năm 2016; bệnh tay chân miệng (TCM) mặc dù có smắc giảm trong năm 2015, nhưng vẫn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn xảy ra dịch.

Trong thời gian từ cuối năm 2015 đến hết tháng 3/2016, dịch bệnh do vi rút Zika đã xảy ra tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cu, đặc biệt ti các nước khu vực Nam Mỹ và Caribe; các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Trung Quốc cũng đã ghi nhn slưu hành vi rút Zika; Việt Nam đã ghi nhận 02 trường hợp nhim vi rút Zika. Đây là những bệnh do vi-rút gây ra, hiện chưa có vc xin phòng nga và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy dễ phát triển thành dịch nếu như không có các biện pháp tích cực, chủ động phòng, chống,

1. Bệnh sốt xuất huyết:

- SXH Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi-rút Dengue gây nên, muỗi vằn Aedes aegypti là côn trùng chủ yếu làm trung gian lan truyền vi-rút từ người bệnh sang người lành. Bệnh dễ bùng phát thành dịch; khi xảy ra dịch rất khó khống chế do các chứa lăng quăng trên địa bàn tỉnh có số lượng rất nhiều và rất đa dạng.

- Trong năm 2015, tỉnh Bình Dương ghi nhận 5.991 ca mắc SXH, 14 trường hợp tử vong; tỉ lệ mắc trên 100.000 dân là: 303,87, tăng gấp 2,16 lần ca so với cùng kỳ 2014 (140,88/100.000) và tăng 13 ca tử vong. Dự báo tình hình SXH vẫn diễn tiến phức tạp và có xu hướng tăng trong năm 2016.

2. Bệnh tay chân miệng:

- Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm do vi-rút đường ruột gây ra, lây từ người sang người qua đường tiêu hóa và rất dễ gây thành dịch. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ/người nhiễm bệnh. Bệnh lan truyền qua các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ và qua bàn tay tiếp xúc của người chăm sóc trẻ lẫn bàn tay của trẻ em. Bệnh có thgặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tui. Các yếu tsinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.

- Trong năm 2015, toàn tỉnh ghi nhận 1.531 ca mắc TCM, không ca tử vong, giảm 34,66% so với năm 2014 (2.343 ca).

3. Bệnh do vi rút Zika

- Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền (cùng loại muỗi Aedes truyền bệnh SXH). Vi rút này được phát hiện đầu tiên trên khi vào năm 1947 tại rừng Zika của Uganda, sau đó phát hiện trên muỗi Aedes tại nước này vào năm 1948. Năm 1952, phát hiện đầu tiên trên người tại Uganda và Tanzania thuộc khu vực châu Phi. Năm 2015 đến nay dịch bệnh do vi rút Zika diễn biến phức tạp tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các nước khu vực Nam Mỹ và Caribe, các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Trung Quốc cũng đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika.

- Qua hệ thống báo cáo giám sát đến ngày 05/4/2016, nước ta ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika: Trường hp thứ nhất: bệnh nhân nữ, 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; trường hợp thứ hai: bệnh nhân nữ, 33 tuổi, cư trú phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

- Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh SXH và bệnh TCM, nguy cơ bệnh do vi rút Zika xâm nhập và lây lan trên địa bàn tỉnh; để chủ động phòng chống dịch bệnh SXH, TCM, bệnh do vi rút Zika, khống chế dịch bùng phát và lây lan trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH, Zika và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016 với thông điệp “Nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” và “Tăng cường vệ sinh cá nhân - vệ sinh môi trường sống để phòng chống bệnh tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác”.

II. NỘI DUNG CHIẾN DỊCH

1. Tên của Chiến dịch: Chiến dịch nhà nhà diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika và thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng, chống bệnh tay chân miệng.

2. Điểm chính yếu của Chiến dịch: Xây dựng mô hình phòng chống SXH, Zika, TCM với nhiều hoạt động hỗn hợp và sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể ở các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) và các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là cấp huyện) trọng điểm, tạo thành phong trào và sự thay đổi hành vi của từng hộ gia đình trong việc tự giác thực hiện các biện pháp diệt muỗi, loại trừ lăng quăng và vệ sinh khi chăm sóc trẻ em.

3. Mục tiêu:

3.1. Mục tiêu chung: Huy động cộng đồng và các lực lượng xã hội tham gia tạo ra một phong trào rầm rộ, triệt để và toàn diện trong phạm vi toàn tỉnh nhằm hạ thấp mật độ muỗi vằn trong thời gian ngắn nhất để giảm nhanh sự lan truyền bệnh SXH, bệnh do vi rút Zika, đng thời tuyên truyn nâng cao nhận thức cho mọi người, làm chuyển đổi hành vi vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để hạn chế sự lây truyền bệnh TCM, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh SXH, TCM, bệnh do vi rút Zika, khống chế không để dịch xảy ra tại địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% cấp huyện, cấp xã đồng loạt tổ chức công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 2 ngày/tuần, mỗi ngày 02 lần trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2016.

- 100% xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trọng điểm có nguy cơ bùng phát dịch đồng loạt tổ chức Chiến dịch.

- Trong Chiến dịch có trên 90% hộ gia đình tại các xã có nguy cơ được vãng gia: Kiểm tra lăng quăng trong các vật dụng chứa nước; cấp tờ rơi tuyên truyền; hướng dẫn cách triệt nơi sinh sản của muỗi để phòng bệnh SXH, Zika và hướng dẫn vệ sinh khi chăm sóc trẻ em để phòng bệnh TCM.

- Các chỉ số về côn trùng, số ca bệnh SXH, TCM giảm từ 5-10% sau mỗi đợt giám sát.

4. Thời gian: Chiến dịch được tổ chức liên tục hàng tuần từ tháng 5 đến tháng 12/2016.

5. Địa bàn triển khai

5.1. Tại các xã trọng điểm (34 xã, phường): Thuộc thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An.

[...]