Kế hoạch 2069/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2017 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 2069/KH-UBND
Ngày ban hành 01/12/2016
Ngày có hiệu lực 01/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Lê Minh Ngân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2069/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 01 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NĂM 2017

Căn cứ Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thú y thuỷ sản;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản;

Căn cứ Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác thú y thủy sản;

Trên cơ sở tình hình dịch bệnh thuỷ sản xảy ra trên địa bàn;

Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2017:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động phòng, chống hiệu quả dịch bệnh với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát, phát hiện kịp thời, bao vây khống chế dịch nhanh chống không để lây lan ra diện rộng và hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

- Đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, góp phần nâng cao chất lượng thủy sản, sản phẩm thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư để chủ động xử lý khi phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm; Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành, các tổ chức cá nhân liên quan tiến đến xã hội hóa trong công tác phòng chống dịch bệnh.

2. Yêu cầu

- Công tác phòng chống dịch bệnh phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời, huy động được sự vào cuộc tích cực, có trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị và các hộ nuôi trong công tác phòng, chống dịch cho động vật thủy sản.

- Nội dung, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thú y, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh phải nhanh chóng kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không lãng phí nguồn lực.

II. NỘI DUNG

1. Giám sát dịch bệnh

- Giám sát bị động: Tăng cường hệ thống giám sát, khai báo, thông tin tận hồ nuôi, đảm bảo tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm cần thu mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.

- Giám sát chủ động:

+ Đối tượng: tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

+ Mục đích: Phát hiện sự lưu hành của mầm bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đục cơ, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, thông qua thu mẫu và xét nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các trại giống.

+ Địa điểm thu mẫu: Tại 04 địa phương nuôi tôm trọng điểm là huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, huyện Bố Trạch và thị xã Ba Đồn, mỗi huyện chọn 2 đến 4 xã, mỗi xã chọn 5 đến 7 hộ.

+ Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên.

+ Thời gian thu mẫu: Chia làm 02 đợt:

Đợt 1: Từ tháng 4 đến tháng 6

Đợt 2: Từ tháng 8 đến tháng 9 (Chỉ thực hiện tại vùng nuôi trên cát).

+ Tần suất thu mẫu:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ