Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 164/KH-UBND
Ngày ban hành 01/11/2016
Ngày có hiệu lực 01/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Trần Hữu Thế
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/KH-UBND

Phú Yên, ngày 01 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH, BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2017

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003; Luật Thú y 2015;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; số 32/2014/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2014 quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công văn số 8528/BNN-TY ngày 07/10/2016 về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2017;

Căn cứ tình hình dịch bệnh và kết quả phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh trong năm 2016;

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản hạn chế thiệt hại cho người nuôi; UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2017 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung sau:

A. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2016.

I. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG VÀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2016.

Diện tích thả nuôi thủy sản nước lợ mặn đến tháng 9/2016 là 2.006,36 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm 1.780,06 ha (huyện Đông Hòa 1.002 ha, Tuy An 464,1 ha, TX. Sông Cầu 313,96 ha), các đối tượng thủy sản khác 226,3 ha (ốc hương 102,58 ha; cua biển 65,17 ha; ghẹ 2,9 ha; cá biển 55,35 ha; rong biển 0,3 ha). Đối với nuôi thủy sản lồng bè: Tôm hùm thả nuôi được 25.510 lồng, cá biển (cá bớp, cá mú) 3.552 lồng, ốc hương 56 lồng.

Đến tháng 9/2015, toàn tỉnh đã có 186,79 ha nuôi tôm thẻ, tôm sú bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng và bệnh do môi trường, chiếm khoảng 10% diện tích nuôi tôm, giảm hơn 50% diện tích dịch bệnh cùng kỳ năm 2015. Trong đó huyện Đông Hòa bị bệnh 132,61 ha, Tuy An 51,96 ha; Sông Cầu 2,22 ha.

Tình hình dịch bệnh trên các đối tượng khác:

- Cá bớp nuôi tại các xã, phường: Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Yên, Xuân Phương, Xuân Cảnh và Xuân Hòa bị bệnh Photobacteriosis chết rải rác, cá chết có kích cỡ chủ yếu từ 1-2,5 kg/con; tỷ lệ chết ước tính 15-30%/3500 con tổng đàn/500 lồng nuôi.

- Cá bớp nuôi tại phường Xuân Yên, TX. Sông Cầu bị bệnh do môi trường, tỷ lệ chết ước tính 60-70%/80 lồng nuôi bị bệnh, cá chết có kích cỡ 0,5-2,5 kg/con.

- Tôm hùm, cá mú nuôi lồng tại xã Xuân Phương bị chết hàng loạt do môi trường, tỷ lệ chết từ 70-90%. Thống kê có 149 hộ nuôi bị thiệt hại, lượng tôm, cá chết gồm: 23.977 kg tôm hùm bông (tương đương 29.97con), 13.770 kg tôm hùm xanh (45.930 con) và 3.159 kg cá mú (3.510 con). Kích cỡ trung bình: 0,8 kg/con đối với tôm hùm bông; 0,3 kg/con đối với tôm hùm xanh và cá mú từ 0,5-1kg/con.

- Cá mú, cá hồng nuôi tại xã An Ninh Đông-Tuy An bị bệnh lở loét do vi khuẩn Vibrio anginolyticus, tổng số cá mú thiệt hại 41.180 con/881 lồng/96 hộ nuôi, cá hồng 32.880 con/881 lồng/94 hộ. Cá bị bệnh có kích cỡ từ 0,3-01 kg/con.

- Cá bớp, cá mú nuôi lồng tại xã Xuân Hòa, Xuân Hải, thị xã Sông Cầu bị chết đột ngột, hàng loạt do môi trường, tỷ lệ chết ước tính lên đến 60-80% tổng đàn (cá biệt có một số hộ nuôi tỷ lệ chết lên đến 90-100%). Thiệt hại ước tính 34.440 con (cá mú 1.200 con, cá bớp 33.240 con)/574 lồng/41 hộ nuôi. Cá bớp chết có kích cỡ từ 1,5-6 kg/con; cá mú 0,8-1,2 kg/con.

- Cá chẽm, cá hồng và cá mú nuôi lồng tại xã An Hải, huyện Tuy An bị chết đột ngột, hàng loạt do môi trường, tỷ lệ chết đến 80%, thiệt hại ước tính 3.5050 con (cá chẽm 1.875 con, cá hồng: 1.100 con, cá mú: 530 con)/32 lồng nuôi/21 hộ nuôi. Cá mú, cá hồng chết kích cỡ 0,3-0,4 kg/con; cá chẽm 0,6-0,7 kg/con.

II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH:

1. Về hoạt động giám sát dịch bệnh và ngăn chặn dịch bệnh lây lan:

- Thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh thủy sản từ tỉnh đến cơ sở; thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin báo cáo dịch bệnh nhanh chóng để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế lây lan dịch bệnh. Định kỳ hàng tháng tổ chức hội nghị về thú y thủy sản để đánh giá công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh; đề xuất các giải pháp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi tại các địa phương.

- Định kỳ thu mẫu giám sát và xác định tác nhân gây bệnh, thông báo tình hình dịch bệnh đến địa phương và hộ nuôi để cảnh báo sớm tình hình dịch cho người nuôi, hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh phù hợp, hiệu quả. Tổng số mẫu tôm lấy xét nghiệm, giám sát dịch bệnh định kỳ đến tháng 9/2016 là 682 mẫu (đốm trắng 137 mẫu, hoại tử gan tụy cấp 137 mẫu, đầu vàng 136 mẫu, Taura 21 mẫu, hoại tử cơ 136 mẫu, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô 115 mẫu). Kết quả phát hiện 78 mẫu dương tính với tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp, 04 mẫu dương tính với đốm trắng, 05 mẫu dương tính với hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô. Lấy mẫu đột xuất xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh: 01 mẫu tôm Thẻ chân trắng, kết quả dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp; 01 mẫu cá bớp, kết quả dương tính với vi khuẩn Photobacterium damselae; 01 mẫu cá mú, kết quả dương tính với vi khuẩn Vibrio anginolyticus.

- Tích cực kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương: Tuyên truyền, vận động người dân lựa chọn con giống thả nuôi đạt chất lượng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền và phải được xét nghiệm các bệnh nguy hiểm; ý thức việc tuân thủ lịch thời vụ; khai báo dịch bệnh cho cơ quan quản lý khi có dịch bệnh xảy ra; không xả thải mầm bệnh ra môi trường khi chưa xử lý triệt để, chung tay bảo vệ môi trường nuôi.

- Hỗ trợ hóa chất dập dịch cho người nuôi để xử lý ổ dịch, tránh lây lan dịch bệnh. Đến nay, đã cấp hỗ trợ 9.854 kg hóa chất (từ nguồn dự trữ quốc gia 8.399 kg, Dự án CRSD 1.455 kg). Trong đó, huyện Đông Hòa 3.905 kg, Tuy An 5.675 kg, Sông Cầu 274 kg góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh.

- Tập huấn, phổ biến kiến thức về bệnh thủy sản cho các hộ nuôi.

- Thực hiện kiểm dịch giống thủy sản xuất tỉnh. Lũy kế đến nay đã kiểm dịch được 219.673.000 con giống.

2. Hoạt động quan trắc môi trường:

Tổ chức giám sát vùng nuôi, quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản tại 03 vùng nuôi trọng điểm của tỉnh (huyện Đông Hòa, Tuy An, Sông Cầu), tần suất quan trắc 02 lần/tháng, với 12 địa điểm thu mẫu, số lượng thu mẫu 12 mẫu/lần thu, 14 chỉ tiêu quan trắc (12 chỉ tiêu Hóa lý và 02 chỉ tiêu vi sinh): Nhiệt độ, độ mặn, độ pH, độ kiềm, Oxy hòa tan, NH3-N, NO2-N, NO3-N, PO4-P, COD, H2S, tổng Fe, vi khuẩn hiếu khí tống số, Vibrio tổng số… Thông báo kết quả quan trắc môi trường với nhiều hình thức như văn bản, đài phát thanh đến các địa phương có nuôi trồng thủy sản, đồng thời khuyến cáo cho người nuôi biết để phòng chống dịch bệnh kịp thời.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ