Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 69/NQ-CP Chương trình hành động 31-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 205/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2024
Ngày có hiệu lực 02/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 205/KH-UBND

Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 69/NQ-CP NGÀY 11/5/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 31-CTR/TU NGÀY 13/3/2024 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 46-NQ/TW NGÀY 20/12/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ; Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 13/3/2024 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Chương trình hành động số 31- CTr/TU ngày 13/3/2024 của Thành ủy Hà Nội.

2. Thống nhất chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức quán triệt, triển khai; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị về vị trí, vai trò của Hội Nông dân; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng của Hội Nông dân các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3. Làm cơ sở để các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 13/3/2024 của Thành ủy Hà Nội.

4. Việc triển khai thực hiện phải nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả từ Thành phố đến cơ sở, sát với yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của các cơ quan, đơn vị, địa phương; Xác định các nhiệm vụ chủ yếu, giải pháp cụ thể đối với các cấp, các ngành bảo đảm thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng của Hội Nông dân các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; các cơ quan, đơn vị phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị;

5. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc với UBND Thành phố để chỉ đạo giải quyết.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 69/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 69/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; gắn việc thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy với thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII; Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 03/02/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”; các chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây dựng và phát triển Thủ đô… tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và hội viên nông dân về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội và phong trào nông dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

2. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân

a) Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho hội viên nông dân, nhất là chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chính sách an sinh xã hội; Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư; chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trong các cấp Hội Nông dân trên địa bàn Thành phố, xây dựng người nông dân Thủ đô thanh lịch - văn minh, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở khu vực nông thôn của Thành phố.

b) Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chấp hành pháp luật với cơ chế giải quyết lợi ích thiết thân của hội viên, nông dân trong hoạt động của Hội; giải quyết tranh chấp mâu thuẫn thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở và đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận những vấn đề liên quan phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm, tích hợp đa giá trị gắn với các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Thành phố; triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

c) Tăng cường truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật, mô hình hay, mô hình kiểu mẫu, điển hình tiên tiến trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các cơ quan truyền thông của Hội. Đẩy mạnh hoạt động kết nối giữa Hội với hội viên, nông dân thông qua Internet, mạng xã hội.

d) Phát huy hiệu quả và nhân rộng các mô hình “Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Câu lạc bộ nông dân với pháp luật”, “Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông”; đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, hoạt động “Nhà nông sáng tạo”, “Nhà nông đua tài”… để thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh.

3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

a) Chính quyền các cấp phối hợp Hội Nông dân tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức hội nông dân các cấp theo hướng sát cơ sở, thiết thực, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quá trình phát triển và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đảm bảo số lượng, chất lượng, đủ điều kiện và năng lực, trình độ, phẩm chất, am hiểu, có kinh nghiệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

b) Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ nông dân, Quỹ hỗ trợ nông dân; bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc để các cấp Hội có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác phối hợp, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động Hội; Xây dựng dữ liệu về hội viên, nông dân, tổ chức Hội.

4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, liên kết sản xuất và chuyển đổi số trong nông nghiệp.

a) Tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề và nghề mới; nâng cao trình độ chuyên môn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng hoạt động tư vấn về nghề nghiệp, việc làm. Hướng dẫn hỗ trợ nông dân thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, kinh doanh khi đủ điều kiện.

b) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nhóm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình tri thức hóa nông dân, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp, giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn hỗ trợ các hộ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Xây dựng và thực hiện Đề án “Tổ chức đưa nông dân đi học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị ở nước ngoài”.

c) Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức tốt hoạt động cung ứng trang thiết bị, vật tư nông nghiệp cho nông dân; hướng dẫn hỗ trợ nông dân đầu tư cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến; phát triển sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế để Hội Nông dân được tham gia cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ cho hội viên, nông dân.

d) Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân; tổng kết đánh giá hiệu quả các mô hình hội nông dân tín chấp cho nông dân vay vốn theo quy định. UBND các cấp tăng cường quản lý, lồng ghép, bố trí nguồn ngân sách địa phương hàng năm tăng thêm cho quỹ hỗ trợ nông dân, đồng thời tạo điều kiện, quan tâm chỉ đạo thực hiện các hoạt động vận động nguồn lực xã xã hội hóa cho Quỹ hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình điểm trong phát triển nông nghiệp ở nông thôn.

đ) Chủ động tạo điều kiện để nông dân và Hội Nông dân các cấp tham gia các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kết nối thị trường, quảng bá xúc tiến thương mại, xây dựng gian hàng tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch, an toàn, bán sản phẩm OCOP tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối, các điểm bán hàng khu trung tâm, siêu thị, hoạt động thương mại điện tử, tiêu thụ nông sản, hàng hoá. Hội Nông dân Thành phố xây dựng, thực hiện “Đề án hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”; Xây dựng Đề án “Nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho hội viên, nông dân và ứng dụng chuyển đổi số trong công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội” trình UBND Thành phố phê duyệt trên cơ sở đó để phối hợp với các sở ngành, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan để thực hiện.

e) Phối hợp tư vấn, chỉ dẫn địa lý, thiết lập mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đăng ký, bảo hộ thương hiệu hàng hoá nông sản, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm. Hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân tiếp cận phương thức thương mại điện tử, tham gia các sàn giao dịch thương mại nông sản.

5. Động viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động

[...]