Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2041/KH-UBND năm 2017 về hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2041/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2017
Ngày có hiệu lực 11/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2041/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

Triển khai Quyết định số 4177/QĐ-BYT ngày 03/8/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và thực hiện các biện pháp dự phòng có hiệu quả; ưu tiên các vùng còn nhiều khó khăn, giảm sự khác biệt giữa các vùng miền trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ; góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai 2011 - 2020, tầm nhìn 2030, Chiến lược Dân số - sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và chỉ tiêu về sức khỏe bà mẹ trẻ trong các mục tiêu phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu 1: Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe và tử vong mẹ giữa các vùng miền.

STT

Chỉ số

Thực hiện 2016

Chỉ tiêu 2020

1

Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống.

43/100.000 trẻ đẻ sống

<52/100.000 trẻ đẻ sống

2

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần/3 thời kỳ (%).

93,7

95

 

Trong đó tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần/3 thời kỳ.

44,4

50

3

Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc -xin uốn ván (%)

97,9

99

4

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được CBYT đỡ (%)

99,6

≥ 99,5

 

Trong đó do người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ (%)

98,5

99

5

Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh (%)

81,7

85

 

Trong đó trong tuần đầu

53,3

60

6

Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15-49 đang áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%).

73,5

75

7

Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai (%)

40

30

8

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV

69,9

80

b) Mục tiêu 2: Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, ưu tiên những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em giữa các vùng miền.

STT

Chỉ số

Thực hiện 2016

Chỉ tiêu 2020

1

Tỷ suất tử vong sơ sinh/1000 trẻ đẻ sống(‰).

<8

<7

2

Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống(‰).

<12

<11

3

Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống(‰).

<19

<16

4

Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (%).

<30

<40

5

Tỷ lệ trẻ được bú mtrong giờ đầu sau đẻ (%).

85,1

90

6

Tỷ lệ trẻ 0 - 24 tháng tuổi được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý (%).

85

90

7

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi (%).

22,8

20

8

Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi (%).

11,8

10

9

Tỷ lệ trẻ 0 - 59 tháng tuổi nghi ngờ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh (%).

80

90

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC CAN THIỆP THIẾT YẾU

1. Đối tượng can thiệp:

- Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ trong thời gian mang thai, trong khi sinh, sau sinh, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em đến tròn 5 tuổi, người chăm sóc trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi và cộng đồng; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

- Cán bộ y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở các tuyến, tập trung tại tuyến cơ sở.

- Cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở các tuyến.

2. Các can thiệp thiết yếu:

- Chăm sóc trước khi mang thai (KHHGĐ, quản lý thai, dinh dưỡng, tiêm chủng ...).

- Chăm sóc trong khi mang thai.

- Chăm sóc trong và ngay sau sinh, bao gồm: Chăm sóc thiết yếu sớm bà mẹ và trẻ sơ sinh; chăm sóc và điều trị sơ sinh đến 28 ngày; chăm sóc bà mẹ sau sinh đến 42 ngày.

- Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.

- Dự phòng các bệnh lây truyền từ cha, mẹ sang con.

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ trong độ tui sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi (nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, bổ sung vitamin, vi chất...).

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu:

- Tăng cường cơ sở vật chất cho y tế tuyến xã đặc biệt tại các Trạm Y tế có đỡ đẻ; bố trí phòng đẻ riêng và cung cấp, bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị còn thiếu.

- Bổ sung đồng bộ trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao ... kết hợp với đào tạo cán bộ cho các bệnh viện tuyến huyện đcó đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa toàn diện; duy trì hoạt động đơn nguyên sơ sinh tại Trung tâm y tế các huyện: Đơn Dương, Đạ Huoai, Đức Trọng; tiếp tục đầu tư triển khai đơn nguyên sơ sinh tại Trung tâm y tế các huyện còn lại.

- Đầu tư, nâng cấp và phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa tuyến tỉnh, huyện, xã ...

[...]