ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 200/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày
24 tháng 7 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, SUỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Trong những năm qua, tình trạng sạt lở
bờ sông, suối diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng diễn
biến phức tạp và có mức độ gia tăng
về phạm vi, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của
người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng chống
thiên tai, cơ sở hạ tầng ven sông, suối. Để chủ động xử
lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, suối nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, ổn
định đời sống và sản xuất của người dân. Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
ứng phó với sạt lở bờ sông, suối trên địa bàn tỉnh bao gồm các nội dung chính
như sau:
Phần I
CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống, thiên tai
năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP
ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ các Quyết định số 957/QĐ-TTg
ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030;
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị, địa phương và các cá nhân có liên quan trong việc ứng phó, khắc phục hậu
quả do sạt lở bờ sông, bờ suối, nhằm
góp phần giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Công tác phòng, chống và khắc phục
tình trạng sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh phải được tiến hành chủ động
và thường xuyên, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về
người và tài sản do sạt lở bờ sông, bờ suối gây ra.
- Nâng cao năng lực của các cấp, các
ngành, nhất là các địa phương trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều
hành tại chỗ để ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ suối đạt
hiệu quả.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền,
cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ
suối đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng để
phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối của toàn
dân trên địa bàn tỉnh.
Phần II
KHÁI QUÁT CHUNG
TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI
1. Đặc điểm tự
nhiên-xã hội
Lào Cai là tỉnh miền núi nằm ở vùng
núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 296km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ.
Tỉnh có 182,086 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó
131,654 km sông, suối và 50,432 km đất liền. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh
Lai Châu. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện).
Địa hình đặc trưng là núi cao xen kẽ
với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn; phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến
đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm
bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều dãy
núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những
vùng có độ dốc trên 25° chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự
nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80m trên mực nước biển lên tới trên 3.000m
so với mực nước biển. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo
nên môi trường thiên nhiên rất đa dạng.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị
chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một
số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 -
24°C; cao nhất 36°C, thấp nhất 10°C (có nơi dưới 0°C là Sa Pa); độ ẩm trung
bình năm 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa
các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700
mm, năm cao nhất tại Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở Lào Cai 1.320 mm. Sương
mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt
rét đậm kéo dài xuất hiện sương muối, tại thị xã Sa Pa và một số xã vùng cao của
huyện Bát Xát xuất hiện băng tuyết.
2. Tình trạng sạt
lở bờ sông, bờ suối trong thời gian qua
Hiện nay, tình hình sạt lở bờ sông, bờ
suối trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp và có mức độ gia tăng cả về
phạm vi và mức độ nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của
Nhân dân; trung bình hàng năm, xói lở đã làm mất hàng chục đến hàng trăm hecta
đất ven sông, ven suối. Trong đó, sạt lở bờ sông 12 điểm
với tổng chiều dài trên 13 km chủ yếu diễn ra dọc theo Sông Hồng, Sông Chảy,
Sông Lũng Pô; sạt lở bờ suối có 4 điểm với tổng chiều
dài 4 km. Trong số các điểm sạt lở
nêu trên, theo tiêu chí về phân loại sạt lở bờ sông, bờ suối quy định tại Quyết
định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
xử lý sạt lở bờ sông, bờ suối.
(Chi
tiết trong phụ lục 01 kèm theo).
3. Về tồn tại,
nguyên nhân
- Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ suối
một phần do tác động của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ lớn...kết
cấu và sự vận động tự nhiên của địa hình, địa chất, địa mạo ven sông, suối.
- Trong những năm gần đây, tình trạng
sạt lở bờ sông, bờ suối gia tăng phần lớn do hậu quả từ các hoạt động dân sinh
như lấn chiếm, vi phạm, xây dựng công trình phía thượng nguồn không tuân thủ
quy hoạch; khai thác cát, sỏi quá mức trên sông; phát triển thủy điện ở thượng
nguồn làm suy giảm lượng bùn cát về hạ lưu; cải tạo cảnh quan, phát triển đất
ven sông... do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm gia tăng mức độ thiên tai và
sụt lún đất...
Phần III
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG SẠT
LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ
I. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Giải pháp
phi công trình
- UBND các huyện, thị xã, thành phố:
(1) Giao các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn tổ chức
theo dõi, cắm biển báo và tuyên truyền để nhân dân biết, chủ động phòng tránh;
(2) Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng phương án ứng phó cụ thể cho từng
khu vực đang sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở trong thời gian tới; xây dựng
phương án phải bám sát theo phương châm “bốn tại chỗ” và yêu cầu “ba sẵn sàng”;
nội dung của phương án tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
+ Tổ chức theo dõi sát tình hình sạt
lở, cắm biển báo và thông tin tuyên truyền để nhân dân biết
chủ động phòng tránh.
+ Vận động và hỗ trợ các hộ dân trong
khu vực sạt lở nguy hiểm di dời nhà cửa, cơ sở sản xuất đến nơi an toàn.
+ Ứng phó kịp
thời và khắc phục nhanh các hậu quả do sạt lở gây ra.
+ Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội khu vực xảy ra sạt lở.
- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với
các huyện, thị xã, thành phố xác định các khu vực sạt lở, làm cơ sở di dời dân
đến nơi an toàn.
2. Giải pháp
công trình
- Xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ
công trình, nhằm tránh xâm thực từ sông, suối vào các công trình hạ tầng, khu
dân cư và bảo vệ sản xuất...
- Ngoài các khu vực dân cư đã thực hiện,
cần tiếp tục quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu vực tái định cư các hộ dân bị
ảnh hưởng sạt lở bờ sông, suối và sạt lở đất.
- Xây dựng các công trình cảnh báo kết
hợp đường giao thông; tuyến sông, suối kết hợp an ninh quốc phòng. Đẩy nhanh tiến
độ thi công các công trình kè chống xói lở đã có quyết định đầu tư.
II. KHẮC PHỤC SỰ
CỐ SẠT LỞ BÒ SÔNG, BỜ SUỐI
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
khẩn trương bố trí nơi ở tạm, chăm lo đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do sạt
lở bờ sông, bờ suối và tổ chức vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh; tiến hành khảo
sát, kiểm tra đánh giá hư hỏng nhà ở, vật kiến trúc trong khu vực bị sạt lở;
kiên quyết cưỡng chế mọi trường hợp cố tình không di dời. Đồng thời, hỗ trợ
kinh phí để giúp người dân trong khu vực sạt lở sớm ổn định
cuộc sống trước mắt trong khi chờ có nơi định cư mới. Tổng hợp báo cáo tình
hình thiệt hại và công tác xử lý, khắc phục hậu quả về Văn phòng thường trực
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
UBND các huyện, thị xã, thành phố có
trách nhiệm cân đối giải quyết quỹ đất, quỹ nhà của địa phương để bố trí tái định
cư cho các hộ dân di dời theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì,
phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra, đánh giá lại
các khu vực có nguy cơ sạt lở tiếp theo trên toàn tuyến sông, suối để chủ động cảnh báo cho nhân dân trong khu vực sạt lở biết và chủ động di
dời người và tài sản đến nơi an toàn. Nghiên cứu, lập kế hoạch đầu tư xây dựng
công trình bảo vệ bờ sông, bờ suối tại khu vực xảy ra sạt lở.
3. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng:
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố khắc phục các sự cố về hư hỏng
nhà ở, vật kiến trúc trong khu vực bị sạt lở.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương để hỗ trợ, cứu trợ đột xuất cho
người dân tại khu vực bị ảnh hưởng sạt lở, theo quy định.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội
Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, lực lượng Thanh niên xung kích phối hợp với các
địa phương nơi xảy ra sạt lở bờ sông, bờ suối huy động lực lượng, phương tiện kịp
thời cứu người, tài sản và di dời nhân dân đến nơi an toàn.
Phần IV
PHÂN CÔNG TRÁCH
NHIỆM, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành khảo
sát, kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở; đề xuất các biện pháp nhằm
giảm thiểu thiệt hại; đồng thời sắp xếp các vị trí sạt lở theo mức độ, cấp độ
ưu tiên cấp bách.
- Theo dõi, quan trắc, dự báo, cảnh
báo nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với chính quyền
địa phương tuyên truyền cho nhân dân trong khu vực để chủ động phòng, tránh.
- Tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải
pháp thích hợp chủ động phòng ngừa và khắc phục sạt lở bờ sông, bờ suối.
(Phụ
lục 02 gửi kèm).
2. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, các
Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm
các trường hợp khai thác trái phép, không phép cát, sỏi lòng sông trên địa bàn
tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh thẩm định Báo
cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông,
bờ suối nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện nhanh chóng các
công trình, hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy kịp thời hiệu quả phòng, chống
bảo vệ bờ sông, bờ suối; chủ trì kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung báo
cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông,
bờ suối đã được UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Giao
thông vận tải - Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch
di dời, sắp xếp các khu dân cư, công trình kiến trúc, kho tàng ra ngoài các khu
vực có nguy cơ sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ suối theo
quy định.
4. Các sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính
Theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với
các Sở, ngành liên quan bố trí nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp
ngân sách nhà nước hiện hành và theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước
trong từng thời kỳ để thực hiện các chương trình dự án bảo vệ bờ sông, bờ suối
đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm theo đúng Luật Đầu tư công.
5. Các Sở, ban,
ngành và các tổ chức Đoàn thể tỉnh:
- Theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ
tình hình thực tế của đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch của đơn vị để chủ động
ứng phó, khắc phục với sạt lở bờ sông, bờ suối có thể xảy ra; và tổ chức phòng,
chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sạt lở kịp thời, đảm
bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại thấp nhất.
- Đôn đốc các Chủ đầu tư các dự án đầu
tư xây dựng trên địa bàn tỉnh khẩn trương đôn đốc các đơn vị thi công triển
khai xây dựng hoàn thành các công trình kè sông, suối đưa vào sử dụng theo kế
hoạch đề ra.
6. UBND các huyện,
thị xã, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, khẩn trương
xây dựng kế hoạch của địa phương cụ thể, chi tiết sát với tình hình thực tế để
chủ động ứng phó, khắc phục với sạt lở bờ sông, bờ suối có thể xảy ra.
- Phối hợp với Sở, ban, ngành kiểm
tra, khảo sát các khu vực sông, suối có nguy cơ sạt lở để có biện pháp xử lý kịp
thời. Thông báo kịp thời các khu vực bờ sông, bờ suối có nguy cơ sạt lở để người
dân chủ động phòng tránh; tổ chức vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu
vực nguy hiểm đến nơi ở tạm an toàn.
- Tổ chức lập kế hoạch di dời, sắp xếp
các khu dân cư, công trình kiến trúc, kho tàng ra ngoài các khu vực có nguy cơ
sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ suối theo quy định; chủ động
sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy
ra sạt lở đến nơi an toàn.
- Kịp thời thông báo, khoanh vùng
không cho người và phương tiện vào khu vực sạt lở; bố trí lực lượng ứng trực
theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở. Xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án ứng
phó và xử lý cấp bách khu vực sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của
nhân dân và của nhà nước.
- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp
xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ bờ sông, bờ suối; nếu phát hiện công
trình, vật kiến trúc xây dựng, xâm phạm trái phép thì kiên quyết xử phạt hành
vi vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành; buộc tháo
dỡ, khôi phục lại nguyên trạng; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nếu không chấp hành.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ
đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ bờ
sông, bờ suối đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
triển khai thực hiện dự án trồng cây chống xói lở bảo vệ bờ sông, bờ suối, nhất
là các vị trí dễ xảy ra sạt lở.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai
thác trái phép, không phép cát, sỏi lòng sông, suối trên địa bàn theo thẩm quyền
và theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có các
hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ suối:
+ Ngay khi phát hiện khu vực ven
sông, suối có nguy cơ sạt lở nằm trong phạm vi quản lý của các tổ chức, cá nhân
có các hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ suối phải có trách nhiệm báo cáo cho
chính quyền địa phương để có các biện pháp xử lý. Đồng thời, tổ chức, cá nhân bị
ảnh hưởng sạt lở phải chủ động di dời người và tài sản ra khỏi khu vực có nguy
cơ sạt lở an toàn.
+ Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân xâm
phạm đến hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ suối hoặc có các hoạt động gây
nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành
và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch nghiêm
túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ
quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Đoàn thể tỉnh;
- BCH Quân sự tỉnh;
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, ban thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Chi cục Thủy lợi;
- Văn phòng BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH2,3, NLN1,2;
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
PHỤ LỤC 1:
KHU VỰC SẠT LỞ BỜ SÔNG, SUỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO
CAI
(Kèm theo Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh)
STT
|
Tên khu vực
sạt lở (Dự án)
|
Tên
sông, suối
|
Địa
danh (xã, huyện)
|
Chiều
dài (m)
|
Phân
loại sạt lở (đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm, bình thường)
|
Mức
độ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, dân sinh kinh tế
|
Ghi
chú
|
I
|
SẠT LỞ
BỜ SÔNG
|
1
|
Khu
Vực mốc 97(2)
|
Bờ
sông Hồng
|
Xã Bản
Qua, huyện Bát Xát
|
1.407
|
Đặc biệt
nguy hiểm
|
Sạt
lở ảnh hưởng đến tuyến đường giao thông dọc tuyến từ TP Lào Cai qua khu vực
các khu công nghiệp và đến ngòi Phát
|
|
2
|
Khu
vực cửa suối Nậm Chạc
|
Bờ
Sông Hồng
|
Thôn
Cửa Suối xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát
|
200
|
Nguy
hiểm
|
Xói
lở ảnh hưởng đến đường tỉnh lộ 156, tuyến điện 35KV
|
|
3
|
Khu
vực TT xã Trịnh Tường
|
Bờ
Sông Hồng
|
Xã
Trịnh Tường huyện Bát Xát
|
1.440
|
Đặc
biệt nguy hiểm
|
Ảnh
hưởng tới đường biên giới, công trình hạ tầng, khu dân cư đoạn từ Bát Xát đi
A Mú Sung
|
|
4
|
Khu vực
Thôn Minh Trang, thôn Mường Đơ
|
Bờ
Sông Hồng
|
Thôn
Minh Trang xã Cốc Mỳ và thôn Mường Đơ xã Bản Vược
|
1.215
|
Nguy
hiểm
|
Ảnh
hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế, cơ sở hạ tầng
|
|
5
|
Khu
vực mốc 95(2) đến mốc 96(2)
|
Bờ
Sông Hồng
|
Xã Cốc
Mỳ huyện Bát Xát
|
1.600
|
Đặc biệt
nguy hiểm
|
Ảnh
hưởng đến đất canh tác của nhân dân, đường biên giới
|
|
6
|
Khu
Vực thôn Tân Tiến
|
Bờ
Sông Hồng
|
Xã
Trịnh Tường, huyện Bát Xát
|
2.600
|
Nguy
hiểm
|
Ảnh
hưởng đến khu dân cư và khoảng 20ha đất canh tác
|
|
7
|
Khu vực Thôn
làng Hang; thôn An Quang
|
Bờ
Sông Hồng
|
Xã Bản Qua; xã
Quang Kin, Bát Xát
|
1.315
|
Nguy
hiểm
|
Ảnh
hưởng đến các công trình hạ tầng
|
|
8
|
Sông
Nậm Thi
|
Bờ
Sông Nậm Thi
|
Phường Lào Cai,
TP Lào Cai
|
1.800
|
Đặc
biệt nguy hiểm
|
Ảnh
hưởng đến QL 4D, trạm điện 35Kv
|
|
9
|
Khu
vực thôn Hồng Ngài, xã Ý Tý
|
Sông
Lũng Pô
|
Xã Ý
Tý, huyện Bát Xát
|
70
|
nguy
hiểm
|
Ảnh
hưởng đến mốc quốc gia
|
|
10
|
Khu
vực mốc 90(2)
|
Sông
Lũng Pô
|
Xã A
Mú Sung huyện Bát Xát
|
1.000
|
nguy
hiểm
|
Ảnh
hưởng đến ổn định đường biên giới, mốc quốc gia, khu dân cư
|
|
11
|
Khu vực
xã A Lù 2 vị trí
|
Sông
Lũng Pô
|
Xã A
Lù, huyện Bát Xát
|
300
|
nguy
hiểm
|
Ảnh
hưởng đến ổn định đường biên giới, mốc quốc gia
|
|
12
|
Khu
vực thôn Lù Dì Sán
|
Bờ
sông Xanh
|
thôn
Lù Dì Sán, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai
|
110
|
nguy
hiểm
|
Ảnh hưởng
bờ sông biên giới, lãnh thổ quốc gia
|
|
II
|
SẠT LỞ
BỜ SUỐI
|
1
|
Có 2
vị trí của thôn Pạc Bo xã bản Lầu, huyện Mường Khương
|
Bờ
Suối Bá Kết
|
Thôn
Pạc Bo xã Bản Lầu, huyện Mường Khương
|
1.200
|
Nguy
hiểm
|
Ảnh hưởng tới đường tuần tra biên giới
|
|
2
|
Có 2
vị trí của thôn Nậm Sò xã Bản Phiệt
|
Bờ
Suối Bát Kết
|
thôn
Nậm Sò xã bản Phiệt, huyện Bảo Thắng
|
2.800
|
Nguy
hiểm
|
Ảnh
hưởng tới đường tuần tra biên giới
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
17.057
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2:
HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ PHÒNG
CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh)
TT
|
Tên
|
Nội dung thực hiện
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Nhiệm
vụ
|
Tổ chức theo dõi tình hình sạt lở,
cắm biển báo; thông tin tuyên truyền cho nhân dân chủ động phòng tránh
|
UBND
cấp huyện/xã
|
Các
Sở/ngành, đoàn thể có liên quan
|
Cả
năm
|
2
|
Nhiệm
vụ
|
Xây dựng phương án ứng phó với tình
huống sạt lở bờ sông, bờ suối tại các địa phương
|
UBND
các huyện, thị xã, TP
|
Các
ban ngành, đoàn thể có liên quan
|
Cả
năm
|
3
|
Nhiệm
vụ
|
Tổ chức các chốt cứu hộ cứu nạn
|
Y Tế,
Hội chữ Thập đỏ các cấp
|
Các
ban ngành, đoàn thể có liên quan
|
Cả
năm
|
4
|
Nhiệm
vụ
|
Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ các gia đình
bị sạt lở, thiên tai
|
Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Các
ban ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các cấp
|
Khi
sạt lở xảy ra
|
5
|
Chương
trình
|
Tổ chức di dời hộ dân nằm trong khu
vực nguy hiểm sạt lở bờ sông, bờ suối đến nơi an toàn
|
UBND
các cấp
|
Các ban
ngành, đoàn thể có liên quan
|
Cả
năm
|
6
|
Nhiệm
vụ
|
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội. Chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân
khi sạt lở, thiên tai xảy ra
|
Công
an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Đội Biên phòng
|
Các
ban ngành, đoàn thể có liên quan
|
Cả
năm
|
7
|
Dự
án
|
Xây dựng các hạ tầng thiết yếu tại
khu dân cư bị ảnh hưởng của sạt lở bờ sông, bờ suối
|
Ban
QLDA đầu tư Đầu tư xây dựng tỉnh/huyện, thị xã, thành phố
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố; Sở Xây dựng và các sở quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành
|
Cả
năm
|
8
|
Dự
án
|
Nâng cấp tuyến kè chống sạt lở bờ
sông, bờ suối
|
Các
Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|