Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Kế hoạch 20/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý năm 2024 do tỉnh Nam Định ban hành

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 30/01/2024
Ngày có hiệu lực 30/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Hà Lan Anh
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Nam Định, ngày 30 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NĂM 2024

Thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý năm 2024 (ban hành theo Quyết định số

53/QĐ-BTP ngày 15/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định; tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật bảo đảm người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến người khuyết tật.

2. Yêu cầu

Nội dung các hoạt động phù hợp với quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành và đặc thù của người khuyết tật. Ngoài ra, nội dung các hoạt động cũng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp đã được xác định trong các Kế hoạch, Chương trình, Đề án về người khuyết tật.

Việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý phải phù hợp với các yêu cầu về tình hình thực tế tại địa phương, có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác hoặc lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý

1.1. Hoạt động 1: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý là nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi) là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, mua bán người.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan

c) Thời gian thực hiện: Từ quý I đến quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Bảo đảm 100% người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.

1.2. Hoạt động 2: Cung cấp danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lývà phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Công an cấp xã, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, tổ chức khác của người khuyết tật để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan

c) Thời gian thực hiện: Từ quý I đến quý IV.

d) Kết quả đầu ra: Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Công an cấp xã, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, tổ chức khác của người khuyết tật.

2. Thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người khuyết tật trong đó có người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

2.1. Hoạt động 1: Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân, người có uy tín trong cộng đồng trong đó có người khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước)

b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan. c) Thời gian thực hiện: Từ quý I đến quý IV

d) Kết quả đầu ra: Các đợt truyền thông được thực hiện.

[...]