Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2023 chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2024 do tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 199/KH-UBND
Ngày ban hành 11/12/2023
Ngày có hiệu lực 11/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ánh Dương
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2023

 

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG NĂM 2024

Căn cứ các Kế hoạch của UBND tỉnh: Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 28/6/2019 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 433-NQ/TU ngày 04/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số 324/KH-UBND ngày 13/7/2021 về Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 364/KH-UBND ngày 22/6/2022 về phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước (CQNN) tỉnh Bắc Giang năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Bắc Giang tổng thể, toàn diện, tập trung khai thác, chia sẻ dữ liệu số hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh, chia sẻ dữ liệu tử cơ quan Trung ương nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và hoạt động của người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chỉ số chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số năm 2024; từng bước thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 433-NQ/TU ngày 04/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 111- NQ/TU của Tỉnh ủy.

a) Phát triển chính quyền số

- Tỷ lệ hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC đạt trên 70%.

- Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ xa đạt trên 60%.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương (Đối với 100% các TTHC yêu cầu xác thực thông suốt trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư hoặc các hệ thống thông tin khác).

- Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt trên 60%.

- Tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt trên 70%.

- Tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa các cấp (Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 100%; Tỷ lệ TTHC số hoá kết quả giải quyết đạt 100%; Tỷ lệ khai thác sử dụng lại tài liệu đạt trên 50%).

- Trên 95% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 85% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 65% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc bí mật nhà nước).

- 100% CSDL tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

- Trên 30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh xây dựng Cổng thông tin điện tử là cổng thành phần của UBND huyện/ thành phố đạt 100%.

- 100% hệ thống camera giám sát tại bộ phận một cửa điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã kết nối với Trung tâm lưu trữ, xử lý dữ liệu hệ thống camera an ninh tỉnh Bắc Giang (Nền tảng camera tỉnh Bắc Giang đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông) để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

b) Phát triển kinh tế số

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực đạt tối thiểu 15%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%.

- 100% sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh, sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

c) Phát triển xã hội số

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%.

- Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt trên 90%.

- Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức cho phép khác đạt trên 70%.

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%.

[...]