ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 198/KH-UBND
|
Quận
11, ngày 17 tháng 10
năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ X VỀ CHƯƠNG TRÌNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA QUẬN 11 GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Quyết định số 6252/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X về Chương trình
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 -
2020; Kế hoạch số 82-KH/QU ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Quận
ủy Quận 11 về thực hiện Chương trình hành động số 19-CTrHĐ/TU của Thành ủy về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân Quận
11 xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU CHUNG:
Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, đồng thời
bổ sung chính sách đủ mạnh để thu hút và trọng dụng nhân tài nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, trong đó vừa chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
chung, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu, vừa quan tâm xây dựng nguồn
nhân lực có chất lượng cao gắn với phát triển khoa học - công nghệ. Tập trung
cho những ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao, có vai trò
quyết định, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
của Quận, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch
vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, trong
giai đoạn 2016 - 2020, Quận 11 tập trung thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể 6 chương trình nhánh sau:
1. Chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị;
2. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực
cho lĩnh vực y tế;
3. Chương trình nâng cao chất lượng
giáo dục;
4. Chương trình nâng cao chất lượng,
phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục
- thể thao;
5. Chương trình nâng cao chất lượng
đào tạo nghề;
6. Chương trình đào tạo đội ngũ doanh
nhân.
A. Chương trình
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị
1. Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là yêu cầu của sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong hệ thống chính trị Quận, trước tiên là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực
chuyên môn đáp ứng yêu cầu chức danh và vị trí việc làm; nắm vững chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực
hiện và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm
vụ xây dựng, bảo vệ, phát triển Thành phố đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
2. Chỉ tiêu:
Đến năm 2020, đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Quận phải đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn
sau:
- 100% cán bộ, công chức, viên chức
là lãnh đạo, quản lý đương nhiệm và dự bị, nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo,
quản lý các cấp trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội
và đơn vị sự nghiệp công lập đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên,
đạt chuẩn theo quy định đối với từng loại chức danh, từng ngạch và từng chức
danh nghề nghiệp;
- 100% công chức các cơ quan hành
chính phải đạt trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch; ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn
quy định đối với từng ngạch, từng chức danh. Đối với công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên phải có trình độ trung cấp lý luận
chính trị trở lên;
- 100% viên chức đang công tác tại
các đơn vị sự nghiệp công lập phải đạt trình độ chuyên môn phù hợp vị trí việc
làm; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành; ngoại ngữ, tin học theo
tiêu chuẩn quy định đối với từng chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng chính trị;
- 100% cán bộ chủ chốt phường (Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; trưởng các đoàn
thể phường) có trình độ đại học, trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với
công chức chuyên môn Phường đảm bảo 100% có trình độ từ đại học trở lên phù hợp
với công việc đảm nhận, trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ,
tin học theo tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, từng chức danh;
- Chuẩn hóa công tác tuyển dụng: 100%
cán bộ, công chức, viên chức khi được tuyển dụng ngay từ năm 2016 phải đảm bảo
đủ tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định phù hợp
với yêu cầu vị trí việc làm. Đồng thời, có lộ trình chuyển đổi cho các trường hợp
đang công tác chưa đạt yêu cầu;
Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ
tuổi gắn với việc luân chuyển về cơ sở để đào tạo toàn diện. Phấn đấu tỷ lệ cán
bộ trẻ tham gia vào cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới đạt quy định của Trung ương,
Thành phố; cử cán bộ trẻ tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của
Thành phố. Tiếp nhận và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý xuất thân từ công nhân.
3. Giải pháp thực hiện:
a) Xây dựng quy hoạch tổng thể công
tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức:
Rà soát trình độ cán bộ, công chức,
viên chức; xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức khối chính quyền sát với nhu cầu thực tế, gắn với việc tuyển dụng, bố
trí, sử dụng và phát huy năng lực sau đào tạo và cơ cấu đội ngũ theo vị trí việc
làm.
Kiến nghị thành phố ban hành, rà soát
và hoàn thiện tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Quận và Phường
theo thẩm quyền. Xác định cụ thể nhu cầu, phạm vi và lĩnh vực cần đào tạo, bồi
dưỡng của mỗi cán bộ, công chức, viên chức để làm căn cứ xây dựng Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đáp ứng yêu cầu công việc và
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của người học, tránh đào tạo trùng lắp, dàn trải,
tràn lan.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức trước khi bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đúng tiêu
chuẩn của chức danh được bổ nhiệm; đào tạo bổ sung phù hợp với vị trí mới khi
thực hiện luân chuyển cán bộ hoặc điều động theo yêu cầu công tác.
b) Về đào tạo, bồi dưỡng:
Khuyến khích và xem xét thực hiện các
chính sách hỗ trợ theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức tham gia học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh công tác.
Thực hiện đào tạo cán bộ qua thực tiễn
công tác tại cơ sở;
Thường xuyên tạo điều kiện, cử cán bộ,
công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ do
thành phố tổ chức;
Kết hợp đào tạo và đào tạo bổ sung với
công tác luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; tạo điều kiện thuận lợi để
cán bộ, công chức, viên chức phát triển toàn diện, từng bước nâng cao trình độ
về mọi mặt.
c) Về tuyển dụng, sử dụng và chính
sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng:
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức,
viên chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế
của đơn vị;
Thực hiện tuyển dụng cán bộ, công chức,
viên chức công khai, mang tính cạnh tranh; bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện
phù hợp với chuyên ngành, vị trí công tác cần tuyển, tránh tình trạng tuyển dụng
không đúng chuyên ngành sau đó phải đưa đi đào tạo lại; không tuyển dụng nhân sự
chưa tham gia đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đổi mới chính sách sử dụng cán bộ,
công chức, viên chức theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực thực tế. Đánh
giá năng lực cán bộ, công chức, viên chức theo hướng đánh giá năng lực thực tiễn,
việc hoàn thành nhiệm vụ, kết quả phục vụ nhân dân gắn công tác đánh giá với
quy hoạch, đào tạo, đề bạt theo vị trí việc làm. Tạo môi trường, cơ hội phát
huy năng lực để phục vụ nhân dân.
Thực hiện tốt việc tuyển dụng, sử dụng,
quản lý, đề bạt và bố trí công chức, viên chức gắn với Đề án vị trí việc làm và
cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, phục vụ chuyên nghiệp,
tinh gọn, hiện đại. Đẩy mạnh thực hiện các hình thức thi tuyển các chức danh
lãnh đạo, quản lý các cấp.
Tạo nguồn quy hoạch cán bộ 3 Chương trình
(chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi; chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý xuất thân từ công nhân) bổ sung cho bộ máy của hệ thống chính trị Quận
phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn
cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; đẩy mạnh công tác
tạo nguồn, quy hoạch cán bộ dài hạn; bổ nhiệm đúng chức danh đối với cán bộ nguồn
quy hoạch, sau thời gian tập sự, nếu không phát huy thì phải bố trí lại ở vị
trí phù hợp.
d) Đẩy mạnh luân chuyển cán bộ theo
quy hoạch, giúp cán bộ rèn luyện thử thách từ thực tiễn.
đ) Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm
theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, rèn luyện đạo đức cách mạng, hết
lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khắc phục hạn chế, khuyết điểm
được chỉ ra qua kiểm điểm tự phê bình và tiếp thu phê bình
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI; Khóa XII.
B. Chương trình
đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế
1. Mục tiêu: Đảm bảo cơ bản nhu cầu nhân lực cho hoạt động công tác y tế trên địa
bàn, đặc biệt tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “vừa
hồng vừa chuyên”, có phẩm chất chính trị và đạo đức, có năng lực chuyên môn cao
có tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt công tác. Có chính sách thu hút khuyến
khích đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực về công tác tại cơ sở và lĩnh vực
y tế dự phòng. Vừa nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, vừa rèn luyện nâng
cao y đức, tận tụy chữa trị, chăm sóc bệnh nhân góp phần nâng cao sức khỏe, chất
lượng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân hướng đến mục tiêu công bằng, hiệu quả và thuận
lợi cho mọi người dân.
2. Chỉ tiêu:
- 20 bác sĩ/10.000 dân;
- 100% Trạm Y tế Phường có 02
bác sĩ, hộ sinh hoặc Y sĩ sản nhi;
- 100% Trạm y tế có dược sĩ trung cấp;
- Bệnh viện Quận 11 được xếp loại Bệnh
viện hạng II và có dược sĩ lâm sàng. Bệnh viện Quận phấn đấu có 70% tổng số bác
sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I và 20% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa
cấp II trở lên;
- 100% cán bộ y tế Quận và 16 Trạm Y
tế phường được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và
nâng cao thái độ phục vụ;
- 50% tổng số điều dưỡng, hộ sinh, kỹ
thuật viên, dược sĩ có trình độ cao đẳng trở lên;
- 100% bác sĩ làm việc tại Trạm Y tế
được đào tạo y học gia đình;
- 100% lãnh đạo, quản lý và 20% cán bộ
thuộc diện quy hoạch được đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý bệnh viện, quản
lý trạm y tế;
- 16 Phường đạt chuẩn quốc gia về Y tế
giai đoạn 2011 - 2020, đảm bảo các chuẩn về nguồn nhân lực thực hiện các kỹ thuật
triển khai khám Bảo hiểm y tế ban đầu kết hợp phòng khám bác sĩ gia đình;
- Tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý
đương nhiệm, cán bộ quy hoạch các chức danh và trưởng các khoa, phòng ngành Y tế
đều có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước,
trình độ ngoại ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn đối với từng loại chức danh, từng ngạch
và từng chức danh nghề nghiệp.
3. Nhiệm vụ và giải pháp:
3.1. Công tác quán triệt triển
khai thực hiện Chương trình hành động:
a) Quán triệt mục tiêu, nội dung và
các giải pháp cụ thể thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho ngành Y tế.
b) Nâng cao nhận thức phát triển nguồn
nhân lực ngành y tế trong giai đoạn hội nhập; đảm bảo nguồn lực thực hiện các
danh mục kỹ thuật triển khai khám Bảo hiểm y tế ban đầu kết hợp phòng khám bác
sĩ gia đình.
c) Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ
y tế đảm bảo vệ số lượng và chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề ra; bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp yêu cầu, đặc biệt nâng cao năng lực y tế
tuyến cơ sở để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh chăm sóc nâng cao sức khỏe
nhân dân.
d) Thực hiện rà soát, đánh giá quy hoạch
đội ngũ cán bộ y tế: Rà soát nguồn lực theo từng chức danh, từng lĩnh vực trên
cơ sở đề án vị trí việc làm phù hợp, chuyên sâu, hiệu quả.
e) Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ
đảm bảo lãnh đạo quản lý đơn vị y tế đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
f) Tiếp tục đổi mới, ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào công tác điều hành, quản lý hệ thống y tế, tiếp tục phát triển áp
dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý thông tin y tế và quản lý hồ sơ bệnh
án điện tử.
3.2. Kiện toàn, chuẩn hóa tổ chức
bộ máy:
a) Tiếp tục đầu tư phát triển nhân sự
các chuyên khoa sâu và cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp đảm bảo điều kiện
phát triển mô hình hoạt động Bệnh viện Quận là Bệnh viện hạng II nhằm vừa nâng
cao trình độ, năng lực chuyên môn, chất lượng hiệu quả chăm sóc bệnh nhân ngày càng
tốt hơn thực hiện tốt việc giảm tải hệ thống Bệnh viện tuyến trên.
b) Tập trung đầu tư bổ sung đảm bảo đủ
nguồn nhân sự chuyên môn cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
c) Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của
từng đơn vị ngành y tế thông qua Quy chế về tổ chức hoạt động của đơn vị được Ủy
ban nhân dân Quận phê duyệt ban hành.
d) Quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm
và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức phù hợp
theo chức trách nhiệm vụ được phân công trên cơ sở đề án vị trí việc làm.
e) Tăng cường phối hợp với Sở Y tế;
các ngành đào tạo chuyên ngành y khoa trong phát triển nguồn lực ngành y tế, đặc
biệt quan tâm thực hiện đảm bảo 100% Trạm y tế Phường phải có Bác sĩ; đảm bảo
quy định thực hiện khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở; Tiếp tục thực
hiện phát triển mô hình Bác sĩ gia đình nâng cao việc chăm sóc quản lý sức khỏe
người dân trên địa bàn.
f) Xây dựng Đề án tổ chức lại “Trung
tâm Y tế và Bệnh viện Quận” thành “Trung tâm Y tế Quận”.
3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ y tế:
a) Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ
y tế giai 2016 - 2020 đảm bảo số lượng và chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề
ra; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung nguồn nhân lực y tế đảm bảo
nhân sự hoạt động theo quy định Luật Khám bệnh chữa bệnh; đặc biệt quan tâm bổ
sung nguồn cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao.
b) Tạo điều kiện để cán bộ ngành y tế
tham gia đào tạo bồi dưỡng theo nhiều loại hình, phù hợp với trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và yêu cầu công việc theo đề án vị trí việc làm. Kết hợp đào tạo
theo học vị với đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua hội nghị, hội thảo, tham
quan học tập, liên kết tập huấn...
c) Tăng cường đào tạo phát triển kỹ
năng và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là kỹ năng ngoại
ngữ, tin học theo chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của
nguồn nhân lực.
C. Chương trình nâng cao chất
lượng giáo dục
1. Mục tiêu:
- Triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu
quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành
Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất
đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao, có khả năng
vận dụng, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn đạt hiệu quả, chất
lượng cao.
2. Chỉ tiêu:
- Phấn đấu đến năm 2020, chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục từ Phòng đến cơ sở đủ số lượng, đảm bảo chất
lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của toàn ngành;
- Phấn đấu 100% giáo viên các trường
học công lập trên địa bàn Quận đạt trình độ chuyên môn phù hợp vị trí việc làm;
có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành; ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn
quy định đối với từng chức danh nghề nghiệp;
- Phấn đấu đào tạo bồi dưỡng trình độ
lực lượng giáo viên các trường đủ chuẩn tại các cấp học.
3. Nhiệm vụ chủ yếu:
a) Thực hiện tốt công tác quy hoạch,
kế hoạch phát triển, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục
và Đào tạo; đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đáp ứng
yêu cầu dạy và học theo hướng hiện đại.
b) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục và giảng dạy; Đổi mới quản lý theo hướng thực hiện đúng
pháp luật, quy chế, tạo động lực phát huy năng lực sáng tạo và tự chịu trách
nhiệm của từng trường, của đội ngũ giáo viên.
c) Rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ
cán bộ quản lý các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, các đơn vị trực
thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Quận hiện nay - 2020 và giai đoạn
đến năm 2025 đảm bảo tiêu chuẩn từng chức danh nghề nghiệp.
4. Giải pháp thực hiện:
4.1. Về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực hiện có
a) Rà soát, cân đối nguồn nhân lực và
lập kế hoạch đào tạo lại, điều động, bổ sung điều hòa chất lượng quản lý cán bộ,
giáo viên, nhân viên cho phù hợp.
b) Chăm lo đời sống vật chất tinh thần
cho cán bộ, công chức, viên chức để yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu
dài với ngành Giáo dục - Đào tạo quận.
c) Xây dựng văn hóa công sở: đảm bảo
gắn kết mọi thành viên, xây dựng các mối quan hệ, thái độ, văn hóa ứng xử của tất
cả thành viên trong cơ quan hướng tới những giá trị tốt đẹp và tạo nên nét nổi
bật riêng biệt của ngành.
d) Bố trí, phân công công việc phù hợp
với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người; Duy trì
chế độ nhận xét đánh giá nghiêm túc cán bộ hàng năm.
e) Nâng cao hiệu quả hoạt động của
các tổ chức đoàn thể để góp phần tích cực tạo môi trường giảng dạy chuyên nghiệp.
f) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng
cán bộ thông qua thi tuyển.
4.2. Về nâng cao công tác đào tạo,
bồi dưỡng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy
a) Phát triển đội ngũ giáo viên cán bộ
quản lý giáo dục có đủ chuyên môn năng lực giảng dạy. Chuẩn bị đề án và các điều
kiện cần thiết để đề cử nguồn cán bộ, công chức, viên chức đưa đi đào tạo, đồng
thời chủ động đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ giáo dục - đào tạo
b) Cấp ủy, ban lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo tham mưu Đảng ủy cơ quan chính quyền Quận cử cán bộ đi học cao cấp
lý luận chính trị, thường xuyên đề cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các
lớp Trung cấp Lý luận Chính trị; các lớp quản lý giáo dục, các lớp ngoại ngữ;
tin học.
c) Thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi
dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, cụ thể như sau:
+ Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Thực hiện tiêu chuẩn hóa theo chức
danh, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại một cách toàn diện về lý luận chính trị,
chuyên môn, trình độ quản lý...
+ Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ:
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên ngành, đồng thời chú trọng
đào tạo để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực
thực tiễn.
+ Đối với nguồn nhân viên trường học:
Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo những chuyên ngành
thích hợp; phát huy tích cực năng lực nâng cao trình độ.
Chỉ tiêu đào tạo cụ thể:
+ Cử đi đào tạo trình độ lý luận
chính trị từ Trung cấp trở lên
Chỉ
tiêu
|
Đối
tượng
|
Năm
2016
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Mầm non
|
Cán bộ quản lý
|
6
|
2
|
2
|
2
|
4
|
Giáo viên
|
18
|
15
|
20
|
10
|
10
|
Tiểu học
|
Cán bộ quản lý
|
3
|
2
|
3
|
4
|
1
|
Giáo viên
|
25
|
25
|
25
|
30
|
40
|
Trung học cơ sở
|
Cán bộ quản lý
|
2
|
2
|
1
|
2
|
2
|
Giáo viên
|
16
|
20
|
20
|
30
|
40
|
+ Cử đi đào tạo trình độ chuyên môn từ
Đại học trở lên
Chỉ
tiêu
|
Đối
tượng
|
Năm
2016
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Mầm non
|
Cán bộ quản lý
|
2
|
2
|
1
|
2
|
3
|
Giáo viên
|
2
|
5
|
5
|
20
|
25
|
Tiểu học
|
Cán bộ quản lý
|
2
|
4
|
6
|
8
|
8
|
Giáo viên
|
15
|
30
|
30
|
50
|
60
|
Trung học cơ sở
|
Cán bộ quản lý
|
2
|
2
|
4
|
5
|
5
|
Giáo viên
|
20
|
30
|
30
|
60
|
80
|
d) Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn
lý thuyết với thực tiễn. Ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập tại các trường.
D. Chương trình
nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa
- nghệ thuật, thể dục - thể thao
1. Mục tiêu:
Tăng cường công tác phát hiện, tuyển
chọn, đào tạo tài năng trên các lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, thể dục - thể
thao; bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ
chuyên môn, năng lực sáng tạo nhằm xây dựng lực lượng này trở thành những nghệ
sĩ, diễn viên, huấn luyện viên, vận động viên chuyên nghiệp và tài năng trẻ
trên các lĩnh vực góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
tiếp tục phát triển lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thể dục - Thể thao trên địa
bàn Quận giai đoạn 2016 - 2020.
2. Chỉ tiêu:
2.1. Đối với lĩnh vực Văn hóa -
Nghệ thuật:
- 100% cán bộ, viên chức của Trung
tâm Văn hóa được cử đi đào tạo cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ;
- Hàng năm, phát triển từ 01 đến 02
Câu lạc bộ, đội, nhóm.
2.2. Đối với lĩnh vực Thể dục - Thể
thao:
- 100% cán bộ, viên chức của Trung
tâm Thể dục thể thao Quận được cử đi đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ do Thành phố và Quốc gia tổ chức;
- Phấn đấu hàng năm có trên 70% huấn
luyện viên, trọng tài, chuyên trách thể dục thể thao 16 phường, giáo viên thể dục
thể thao của các trường học tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do
Thành phố và Quốc gia tổ chức;
- Đối với cán bộ viên chức: 80% có
trình độ chuyên môn từ Cao đẳng, Đại học Thể dục - Thể thao trở lên.
- Đối với lực lượng huấn luyện viên:
có trên 70% đạt trình độ Cao đẳng, Đại học Thể dục - Thể thao trở lên, trong
đó:
+ Huấn luyện các lớp cơ bản có 40 -
50 huấn luyện viên;
+ Huấn luyện các lớp năng khiếu, đội tuyển:
có 30 - 35 huấn luyện viên.
- Đối với đội ngũ trọng tài: cấp
Thành phố: 20 - 25 người; cấp Quốc gia: 10 - 12 người; cấp quốc tế: 02 - 04 người.
- Đào tạo vận động viên cấp Quận:
+ Vận động viên năng khiếu ban đầu:
600-650 vận động viên/20 môn thể thao;
+ Vận động viên năng khiếu trọng điểm:
200 - 250 vận động viên/16 môn thể thao/ năm.
- Cung cấp huấn luyện viên - vận động
viên cho thành phố, quốc gia: từ 80 - 90 người/năm.
3. Giải pháp:
3.1. Lĩnh vực Văn hóa - Nghệ
thuật:
3.1.1. Về công tác tổ chức:
- Tuyển mới cán bộ viên chức có trình
độ chuyên môn từ Đại học trở lên; bổ sung đảm bảo đủ số lượng viên chức có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo lại số cán bộ viên chức chưa qua đào tạo
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cử cán bộ, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng
ngắn hạn do Quận và Thành phố tổ chức để bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ được phân công.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
Câu lạc bộ, đội, nhóm đang hoạt động tại Trung tâm Văn hóa như: Âm nhạc Sen Hồng,
Câu lạc bộ múa Sao vàng được tổ chức giao lưu và biểu diễn phục vụ thường
xuyên, qua đó phát hiện được tài năng để kịp thời đào tạo, bồi dưỡng bổ sung
cho lực lượng Quận.
3.1.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
hạt nhân nòng cốt văn hóa - văn nghệ, xây dựng lực lượng đội tuyển tham gia thi
các giải cấp Thành phố và Quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện công tác mở các
lớp năng khiếu Văn hóa - Nghệ thuật.
- Tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
văn hóa mỗi năm/ 01 lớp cho các Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, đội, nhóm.
3.2. Lĩnh vực Thể dục - Thể thao:
3.2.1. Chế độ chính sách
- Phát hiện, đào tạo vận động viên
năng khiếu thể dục thể thao thông qua các giải thi đấu, phong trào, hội thao thể
thao học sinh, hội khỏe phù đổng,
Đại hội thể thao Thành phố và toàn quốc.
- Đối với nhiệm vụ cung cấp đội ngũ
năng khiếu cho Thành phố và Quốc gia: Giao Trung tâm Thể dục thể thao xây dựng
kế hoạch đào tạo các bộ môn thể thao thường xuyên kiểm tra tuyển chọn một số vận
động viên nòng cốt của Quận có thể hình, tố chất tốt để gửi về Thành phố kiểm
tra tuyển chọn.
- Tập trung đầu tư đào tạo cán bộ quản
lý, lực lượng huấn luyện viên, trọng tài thông qua các tiêu chí: có tuổi đời dưới
40 tuổi, tốt nghiệp Cao đẳng chuyên ngành trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có
nguyện vọng phục vụ cho ngành lâu dài, có tinh thần học hỏi, có trình độ ngoại
ngữ, tin học để đảm trách nhiệm vụ.
- Tập trung đầu tư đào tạo lực lượng
vận động viên thông qua các tiêu chí: có độ tuổi phù hợp theo quy hoạch nội
dung đào tạo cụ thể của từng môn thể thao, có thể chất tốt, đam mê nỗ lực phấn đấu tập luyện.
- Có chế độ bồi dưỡng hợp lý cho các
lực lượng làm công tác Thể dục Thể thao.
3.2.2. Về cơ sở vật chất:
- Cải tạo, xây dựng mới nhà tập luyện
đa năng trong khuôn viên nhà thi đấu Thể dục - Thể thao lãnh Binh Thăng.
- Định hướng quy hoạch và kiến nghị
Thành phố chuyển giao chợ Lãnh Binh Thăng qua mục đích sử dụng làm công trình
thể dục thể thao và mời gọi xã hội hóa đầu tư cho công trình này.
- Giao Trung tâm Thể dục - Thể thao phối
hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân Quận chọn từ 01 đến
02 trường học đủ chuẩn về sân bãi để xây dựng hồ bơi phục vụ công tác “Phổ cập
bơi lội” cho các em học sinh trên địa bàn.
- Giao Trung tâm Thể dục thể thao Quận
phối hợp với các trường học tiếp tục xây dựng và phát huy mô hình câu lạc bộ thể
thao trường học, mở các lớp thể thao cơ bản nâng cao công tác giáo dục thể chất
trong nhà trường. Trung tâm Thể dục thể thao phối hợp với Nhà thiếu nhi, Trung
tâm Văn hóa, Liên đoàn lao động Quận và các câu lạc bộ thể thao thuộc Sở Văn
hóa và Thể thao đóng trên địa bàn Quận để có thêm sân bãi tập luyện và liên kết
trong công tác đào tạo cung cấp vận động viên năng khiếu cho Thành phố ở các
môn trọng điểm như: bơi lội, đấu kiếm, bóng đá, cử tạ, bắn súng, boxing và các
môn võ thuật khác ...
E. Chương trình
nâng cao chất lượng đào tạo nghề
1. Mục tiêu:
- Giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
gắn với phát triển khoa học - công nghệ; tập trung những ngành, lĩnh vực có hàm
lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, có vai trò quyết định, tạo bước đột phá
trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Quận.
- Gắn kết việc đào tạo nghề với nhu cầu
của các doanh nghiệp, thị trường lao động nhằm đáp ứng cơ bản và ngày càng tốt
hơn nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất
lao động của lực lượng lao động. Phấn đấu đến năm 2020, hệ thống giáo dục nghề
nghiệp Quận 11 được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.
2. Chỉ tiêu:
- Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo nghề nghiệp đạt 85% trong tổng số lao động đang làm việc.
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo làm
việc trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ trình độ cao và trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ trọng điểm của Quận đạt từ 85% đến 90%.
3. Nhiệm vụ:
- Dự báo, xác định nhu cầu và yêu cầu
nhân lực; điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu, mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo
theo các tiêu chí nhân lực chất lượng cao, nâng dần tính tương thích giữa đào tạo
và sử dụng lao động.
- Công tác dạy nghề phải đáp ứng nhu
cầu của thị trường lao động; phát triển dạy nghề gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Quận. Tiếp tục mở rộng ngành nghề; tăng số lượng và hiệu quả
đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động ở các cấp trình độ đáp ứng nhu cầu đa dạng
của xã hội; trong đó tập trung đào tạo nghề các ngành dịch vụ chất lượng cao,
giá trị tăng cao (dịch vụ, thương mại, du lịch, ...) đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của Quận và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao trình độ học vấn, trình độ
tay nghề, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức của người lao động, trước hết tại các
doanh nghiệp có nhiều lao động, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, tăng
năng suất lao động; tương ứng tăng thu nhập, ổn định việc làm và khả năng phát
triển.
4. Giải pháp:
- Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và
thị trường lao động:
+ Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu
lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động ở các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao,
giá trị tăng cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
+ Thực hiện rà soát, xác định thế mạnh
theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sắp xếp,
quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của ngành trên địa bàn
Quận.
- Tiếp tục triển khai Chương trình
hành động số 38-CtrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết
số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng giai cấp công nhân
thời kỳ đổi mới:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân, người lao động.
+ Bổ túc trình độ văn hóa cho công
nhân đạt mặt bằng phổ cập giáo dục chung của Thành phố bằng các hình thức và chế
độ thích hợp.
+ Thực hiện công tác đào tạo, đào tạo
lại, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề công nhân, người lao động trong doanh nghiệp.
+ Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo
nghề cho người khuyết tật, đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số; đào tạo nghề
công tác xã hội.
+ Có chế độ khuyến khích tự học, tự
nâng cao trình độ, tuyên dương, tôn vinh thợ giỏi, lao động kỹ thuật giỏi.
- Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo
nhu cầu nhân lực:
+ Xây dựng hệ thống thông tin về cơ sở
đào tạo nghề, đảm bảo khả năng kết nối với các ứng dụng phần mềm khác; kết nối
dữ liệu trong công tác quản lý với các cơ quan chức năng, cơ sở dạy nghề để
tăng tính kiểm tra, giám sát trong hoạt động điều hành, quản lý; thực hiện thống
kê tổng hợp đầy đủ, chính xác. Từ đó, phân tích, dự báo nhu cầu đào tạo phù hợp
với thị trường lao động.
+ Xây dựng, triển khai thực hiện Đề
án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến
năm 2020” theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Tổ chức hướng dẫn, khai thác, sử dụng
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
+ Thực hiện có hiệu quả chủ trương đẩy
mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ
thông. Tăng cường thông tin, giúp học sinh xác định được lĩnh vực ngành nghề, nội
dung, chương trình, hình thức đào tạo để chọn lựa ngành học phù hợp. Tăng cường
tuyên truyền rộng rãi, làm thay đổi nhận thức một bộ phận dân cư là không nhất
thiết phải vào được đại học như một điều kiện tiên quyết, bắt buộc để lập thân,
lập nghiệp; để phụ huynh và học sinh có cơ sở quyết định đúng đắn trong hướng
nghiệp; đồng thời kiên trì, bền bỉ học tập nâng cao trình độ, thực hiện học tập
suốt đời.
- Xây dựng phát triển mạng lưới giáo
dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
+ Triển khai thực hiện dự án “Quy hoạch
phát triển dạy nghề thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”.
+ Tập trung đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
+ Tổ chức cho các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp thực hiện tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự kiến đến năm 2020, 100% các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Quận hoàn thành tự kiểm định chất lượng
đào tạo.
+ Khuyến khích xã hội hóa đầu tư
trong và ngoài nước, khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với các cơ sở đào
tạo trong nước nâng quy mô, trình độ đào tạo.
+ Xây dựng chương trình đào tạo dựa
trên cơ sở các yêu cầu của thị trường lao động về kiến thức, kỹ năng... của vị
trí công việc, gắn đào tạo với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp; xây dựng
chương trình theo cấu trúc module tích hợp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; đảm
bảo khả năng liên thông giữa các trình độ.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kỹ năng
nghề thực hành cho giáo viên giảng dạy thực hành, cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành
nghề.
+ Tổ chức hội thi tay bàn tay vàng một
số ngành nghề kỹ thuật cao cho công nhân tại các doanh nghiệp; xây dựng phong
trào tổ chức tuyên dương, có chế độ ưu đãi và hình thức tôn vinh, khen thưởng đối
với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo, thợ giỏi, lao động kỹ thuật giỏi hàng
năm.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý và giảng dạy:
+ Thực hiện đổi mới mạnh mẽ mục tiêu,
nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức
và năng lực nghề nghiệp.
+ Phát triển đội ngũ giáo viên từ nhiều
nguồn: giáo viên cơ hữu, trao đổi, thỉnh giảng giữa các
trường, các viện, các chuyên gia kỹ thuật, kỹ thuật viên có tay nghề cao từ các
doanh nghiệp, nghệ nhân, phấn đấu đạt tỷ lệ giáo viên/học sinh theo chuẩn
chuyên ngành.
- Đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp
tác về giáo dục và đào tạo:
+ Tăng cường liên kết đào tạo với các
cơ sở giáo dục nước ngoài có uy tín. Đẩy mạnh hợp tác giữa các đơn vị đào tạo
trong nước và nước ngoài về chương trình, giáo viên, công nghệ, thiết bị đào tạo...nhằm
bổ sung thế mạnh giữa các đơn vị, nâng cao kết quả và chất lượng đào tạo.
+ Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp
trong việc xác định mục tiêu đào tạo, nhu cầu, yêu cầu đối với nhân lực, tổ chức
cho lao động thực tập, cử chuyên gia kỹ thuật tham gia đào tạo, chuyển giao
công nghệ, đánh giá kết quả đào tạo, giải quyết việc làm.
- Về cơ chế, chính sách:
+ Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp
giữa các trường với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để đào tạo
nguồn nhân lực theo nhu cầu của Quận 11.
+ Có chính sách ưu đãi để doanh nghiệp
đổi mới công nghệ sản xuất gắn với đào tạo, sử dụng lao động. Đẩy mạnh chương
trình cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để
các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động, các chuyên gia quốc tế và
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Tiếp tục khuyến khích các cơ sở đào
tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương
pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất
lượng đào tạo.
+ Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội
hóa và khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (công lập và tư thục) tăng
cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm:
+ Ưu đãi về tín dụng đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề theo quy định của pháp luật.
+ Ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo theo quy định của pháp luật.
+ Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, giáo
viên dạy nghề.
+ Nghiên cứu và triển khai thực hiện
cơ chế liên kết dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp
trực tiếp tham gia cùng với cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo một số nghề trọng điểm
gắn với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
F. Chương trình
đào tạo đội ngũ doanh nhẵn
1. Mục tiêu:
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức
pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ kinh doanh, tiểu thương tại chợ nhằm nâng cao trình độ quản lý,
chuyên môn, kỹ thuật, nhận thức chính trị, bồi dưỡng lòng yêu nước, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
2. Chỉ tiêu:
Trong giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến
tổ chức mỗi năm 02 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động khởi nghiệp lập nghiệp cho các doanh nghiệp,
hộ cá thể.
Rà soát, nắm chắc về trình độ kiến thức
quản lý doanh nghiệp của doanh nhân, qua đó tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức
kỹ năng quản lý phù hợp cho từng đối tượng.
3. Giải pháp:
- Thông tin các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý đến Hội Doanh nghiệp, các doanh nghiệp, hộ
cá thể để đăng ký tham gia, qua đó nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo doanh
nghiệp.
- Phối hợp với Ban quản lý chợ, các
cơ quan liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng bán hàng cho tiểu
thương.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức
về nghiệp vụ; phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách các quy định pháp
luật mới ban hành có liên quan đến lĩnh vực quản lý và phát triển kinh tế cho
cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế từ quận đến phường.
- Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số
4474/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phát động
phong trào thi đua “Thanh niên Thành phố khởi nghiệp - lập nghiệp” giai đoạn
2017 - 2020.
- Phối hợp với Hội Doanh nghiệp để tổ
chức các hình thức hoạt động sinh hoạt nhằm trao đổi kinh nghiệm trong quản lý
điều hành doanh nghiệp. Các mô hình kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu của xu
thế hội nhập, những cơ hội đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh mới...
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Phòng Nội vụ: có trách nhiệm tổng hợp chung các chương trình nhánh; theo dõi việc thực
hiện và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân Quận theo định kỳ. Trực tiếp triển
khai Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị Quận.
Phối hợp với Ban Tổ chức Quận ủy và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Quận xây dựng
và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khối
Chính quyền giai đoạn 2016 - 2020.
Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận cử cán bộ,
công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo thông báo chiêu
sinh của Sở Nội vụ và các Sở ban - ngành Thành phố và tham mưu đề xuất hỗ trợ
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức học tập nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo: chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện mục tiêu Chương trình
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực giáo dục giai đoạn 2016 - 2020.
Định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 10) báo cáo kết quả thực hiện
chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị về Ủy ban nhân dân
Quận (thông qua Phòng Nội vụ) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành
phố.
3. Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội: chủ trì, phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên Quận, các doanh nghiệp hoạt động dạy nghề và các
cơ quan đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề; khảo sát, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và
thông tin về lao động, việc làm thu hút lực lượng lao động có trình độ, chuyên
môn tham gia vào thị trường lao động trên địa bàn Quận. Định kỳ hàng năm (trước
ngày 15 tháng 10) báo cáo kết quả thực hiện chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của đơn vị về Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Nội vụ)
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Phòng Kinh tế: chủ trì, phối hợp với Hội doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
phổ biến thông tin các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến doanh
nghiệp, hộ kinh doanh; tham mưu tạo điều kiện thu hút đầu tư, an tâm tổ chức hoạt
động kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Quận. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương
trình đào tạo đội ngũ doanh nhân. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 10)
báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Nội vụ)
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Phòng Văn hóa và Thông tin: chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao
xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng
năng khiếu, nhân tài văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao; hướng dẫn các phường
về chuyên môn, tập trung tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao phục vụ yêu cầu chính trị tại địa phương. Định kỳ hàng năm (trước ngày
15 tháng 10) báo cáo kết quả thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của đơn vị về Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Nội vụ) để
tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
6. Phòng Y tế: chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Quận, Trung tâm Y tế xây dựng kế hoạch
thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế. Định kỳ hàng năm (trước
ngày 15 tháng 10) báo cáo kết quả thực hiện chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của đơn vị về Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Nội vụ)
để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
7. Phòng Tài chính - Kế hoạch: chủ động phối hợp với Phòng
Nội vụ thm mưu Ủy ban nhân dân Quận thẩm định dự toán và trình Ủy ban nhân dân
Quận xem xét, phân bổ ngân sách thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
8. Các cơ quan đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Quận và Ủy ban nhân dân 16 phường: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch thực
hiện; cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ; huy động nguồn lực để tổ chức thực
hiện tốt các nội dung của chương trình. Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng
năm (trước ngày 15 tháng 10) cho Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Nội
vụ)./.
Nơi nhận:
- Các Phòng, ban chuyên
môn thuộc quận;
- Các đơn vị sự nghiệp;
- UBND 16 phường;
- Sở Nội vụ (P.CCVC);
- TTQU;
- TT.HĐND Quận;
- UBND quận: CT, các PCT;
- VP.HĐND-UBND Quận (CPVP/th, NCTH/nc);
- Lưu: VT, NV.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thị Bích Liên
|