Kế hoạch 9186/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TU về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 9186/KH-UBND
Ngày ban hành 30/11/2022
Ngày có hiệu lực 30/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9186/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TU NGÀY 25/7/2022 CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 20-NQ/TU); Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 20-NQ/TU về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể gắn với lộ trình và trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, địa phương, đơn vị, đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 20-NQ/TU.

2. Yêu cầu:

a) Các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị xác định các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể gắn với vai trò, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình trong việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU nhằm nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

b) Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, quyết liệt, sát với yêu cầu thực tế và phát huy hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

a) Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ thường xuyên và có tính chiến lược lâu dài; là một trong bốn đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, trách nhiệm của toàn xã hội.

b) Phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; yêu cầu của cuộc cách mạng lần thứ tư và hội nhập quốc tế; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

c) Phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực đảm bảo hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực và theo vùng.

2. Mục tiêu chung:

a) Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng không ngừng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại nông nghiệp; phát triển mạnh dịch vụ du lịch chất lượng cao, phát triển công nghiệp thế mạnh; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

b) Phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực công nghệ thông tin để triển khai hiệu quả chính quyền điện tử, đô thị thông minh, nền kinh tế số; thúc đẩy mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

a) Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể như sau:

- Đối với cán bộ, công chức:

+ Tỷ lệ CBCC có trình độ sau đại học cấp tỉnh đạt từ 28%, cấp huyện đạt từ 15% trở lên; tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ đại học đạt từ 65% trở lên.

+ Bảo đảm hàng năm cán bộ, công chức các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm cấp tỉnh, huyện đạt 80%, cấp xã đạt 60%; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh 01 lần trong nhiệm kỳ.

+ Có 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên; 20% cán bộ, công chức xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3.

+ Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã người kinh công tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được đào tạo và sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.

- Đối với viên chức:

+ Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

+ Có 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ