Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2021 về triển khai Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 194/KH-UBND
Ngày ban hành 02/12/2021
Ngày có hiệu lực 02/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Cao Sơn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 02 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 1157/QĐ-TTg ngày 12/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1157/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Quyết định số 1157/QĐ-TTg, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, đáp ứng đúng và đầy đủ mục tiêu, phạm vi và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức thực hiện công tác, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải đồng bộ, linh hoạt với tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, kết hợp với hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân; khuyến khích, động viên sự tham gia, đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng xây dựng và phát triển các thói quen, kỹ năng tiêu dùng phù hợp với trạng thái bình thường mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 82/NQ- CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến hết năm 2025, mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau:

- Hằng năm, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; 100% các huyện, thành phố đều có hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

- Bảo đảm hàng năm ít nhất 2.000 người tiêu dùng trong tỉnh được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc được đào tạo kỹ năng về tiêu dùng.

Tổ chức được ít nhất 5 khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Thành lập Hội Bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện; hình thành tổ chức hòa giải theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quy tắc đạo đức ứng xử với người tiêu dùng, tiêu chí, chuẩn mực trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng.

- Bảo đảm 100% khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 80% vụ việc được tiếp nhận.

- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; khuyến khích kinh doanh, tiêu dùng bền vững.

3. Phạm vi

Chương trình bao gồm các hoạt động, kế hoạch đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phê duyệt để thực hiện các nội dung quy định tại Điều 48, Điều 49 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 28, Điều 35 của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các mục tiêu quy định tại Kế hoạch này.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

[...]