Kế hoạch 1931/KH-UBND hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2024

Số hiệu 1931/KH-UBND
Ngày ban hành 13/03/2024
Ngày có hiệu lực 13/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1931/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM, GIA TĂNG CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-BNN-CCPT ngày 28/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản năm 2024;

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 33/TTr-SNN ngày 11/3/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Triển khai đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo đảm an ninh, ATTP và nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản của tỉnh tại thị trường trong nước và quốc tế. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các cấp, các ngành, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông sản của tỉnh.

2. Mục tiêu, chỉ số cần đạt năm 2024:

a) Phát triển sản xuất an toàn, đảm bảo có trên 98% số mẫu nông sản được phân tích chất lượng đáp ứng các điều kiện vệ sinh ATTP, tăng 2% số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản được thẩm định, kiểm tra hàng năm.

b) Tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất chứng nhận VietGAP đạt 8.400 ha, sản lượng 526.182 tấn/năm; diện tích cà phê chứng nhận (4C, UTZ,…) đạt 88.000 ha, diện tích sản xuất hữu cơ đạt 1.500 ha. Tổng diện tích được quản lý sản xuất an toàn, bền vững lên khoảng 98.000 ha.

c) Phát triển thêm ít nhất 20 chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, nâng tổng số chuỗi toàn tỉnh lên 254 chuỗi với trên 33.000 hộ tham gia, tổng sản lượng nông sản tiêu thụ qua chuỗi 740.000 tấn.

d) Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương tăng 10% so với năm 2023.

đ) Tỷ lệ nông sản (rau, hoa, trái cây) qua sơ chế, chế biến đạt 75%; trong đó sản lượng qua chế biến đạt khoảng 24%.

e) Tổ chức kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp; tăng cường công tác lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng (phân tích định tính, định lượng) tại các khu vực sản xuất, nhất là đối với khu vực sản xuất của các hộ, thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các chuỗi liên kết; đảm bảo tỷ lệ mẫu rau, quả, chè có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định (định tính) < 1,0%.

g) Có thêm ít nhất 25 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm OCOP 3 sao, 12 sản phẩm OCOP 4 sao và 02 sản phẩm OCOP 5 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh đạt trên 264 sản phẩm; toàn tỉnh có 6.400 ha sầu riêng được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu.

h) 100% các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, chương trình công tác được hoàn thành theo Kế hoạch; 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản được bồi dưỡng, cập nhật về chuyên môn nghiệp vụ.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách đã ban hành trên địa bàn tỉnh tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng, bền vững.

2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp nâng cao nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng, ATTP, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đảm bảo chất lượng, ATTP, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.

4. Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.

5. Chủ động giám sát, thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, ATTP.

6. Đẩy mạnh sản xuất an toàn, phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản Lâm Đồng.

(Nội dung chi tiết và phân công tại Phụ lục đính kèm)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ dự toán chi ngân sách năm 2024 đã được phân bổ để lồng ghép thực hiện kế hoạch.

2. Các sở, ngành có liên quan căn cứ nguồn kinh phí được phân bổ thực hiện công tác quản lý vệ sinh ATTP và các nhiệm vụ khác có liên quan của sở, ngành mình phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương để tổ chức thực hiện kế hoạch.

3. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc tự cân đối kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]