Kế hoạch 191/KH-UBND thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai năm 2017

Số hiệu 191/KH-UBND
Ngày ban hành 28/06/2017
Ngày có hiệu lực 28/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Thanh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 191/KH-UBND

Lào Cai, ngày 28 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI NĂM 2017

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 390/KH-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu stỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trong năm 2017, UBND tỉnh ban hành kế hoạch như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiu s(DTTS), đảm bo kỹ năng bản trong việc sử dụng tiếng Việt đ hoàn thành chương trình giáo dục mm non và chương trình giáo dục tiểu học; khắc phục những hạn chế, khó khăn khi phát âm đối với trẻ mầm non người DTTS và nghe, nói, đọc, viết đối với học sinh tiểu học người DTTS.

- Huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào cuộc và ủng hộ việc triển khai, thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học vùng DTTS năm 2017 và các năm tiếp theo.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Giáo dục mm non:

Có ít nhất 20% trẻ em người DTTS trong độ tui nhà trẻ và 85% trem người DTTS mẫu giáo (trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non) được tập trung phát triển ngôn ngữ nói tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

2.2. Giáo dục tiu học:

- Strường, điểm trường tham gia: 738 điểm trường/186 trường tiu học triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức.

- 100% cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên tại các trường và điểm trường tham gia đán được tập huấn vphương pháp dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai; phương pháp tự học tiếng DTTS ti cộng đồng; những lưu ý sử dụng tiếng DTTS trong dạy học và các hoạt động giáo dục.

- Huy động được 99,9% học sinh DTTS trong độ tuổi ra lớp; 100% học sinh người DTTS được tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1; 100% các khi lớp khác lựa chọn và triển khai hiệu qucác giải pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp theo vùng miền; 95% học sinh người DTTS được tăng cường tiếng Việt đạt chun kiến thức, kĩ năng các môn học.

II. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng các giải pháp tăng cường tiếng Việt, tạo môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiu học, gia đình và cộng đồng vùng DTTS.

2. Nâng cao trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, tiu học, đặc biệt giáo viên người DTTS thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn và tbồi dưỡng nghiên cứu. Bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS. Bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ là người DTTS. Đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiu học trong trường Cao đng Sư phạm. Xây dựng tài liệu, giáo trình phục vụ nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người DTPS trong chương trình đào tạo. Cụ thể:

- Cấp học mầm non: đào tạo nâng cao trình độ cho 725 người/10 lớp; tập huấn cho 2.947 người/41 lớp.

- Cấp học tiểu học: Tập huấn cho 1.742 người/34 lớp.

3. Mua sắm, bổ sung học liệu, sách truyện thư viện, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiu học vùng DTTS. Rà soát, đầu tư và từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiu học, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Cụ thể:

- Cấp học mầm non: mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học (đồ chơi ngoài trời: 165 bộ; tài liệu tăng cường tiếng Việt: 1.724 cuốn; đồ dùng, đồ chơi theo văn bản hp nhất số 01/2015/VBHN-BGD&ĐT: 568 bộ).

- Cp học tiu học: mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học (bộ đồ dùng dạy học theo lớp: 166 bộ; máy chiếu, màn chiếu: 160 bộ; ti vi: 170 cái; tài liệu tăng cường tiếng Việt 4.443 cuốn).

4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với giáo dục mầm non và giáo dục tiu học vùng DTTS. Trong đó, tập trung vào 34 xã có nhiu dân tộc khác nhau (Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát: 25 xã; Bo Thng, thành phố Lào Cai, Văn n, Bảo Yên: 9 xã); 108 trường có nhiều điểm trường (mầm non: 54; tiểu học: 54).

5. Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cho người nu ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng DTTS.

III. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; quán triệt sâu sc và nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS đđáp ứng được chất lượng giáo dục hiện nay.

- Phối kết hợp sức mạnh tng hợp của toàn dân đphát triển sự nghiệp giáo dục vùng DTTS; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; huy động sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, cha mẹ học sinh và nhân dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em người DTTS nói riêng trong toàn tỉnh.

[...]