Kế hoạch hành động 1900/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 1900/KH-UBND
Ngày ban hành 08/08/2024
Ngày có hiệu lực 08/08/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Tuấn Anh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1900/KH-UBND

Gia Lai, ngày 08 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 98/NQ-CP NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 27-CT/TW NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” (sau đây gọi là Chỉ thị số 27-CT/TW); Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch hành động, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) đến các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc tỉnh (sau đây gọi là các đơn, địa phương).

2. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu để từ đó đề ra giải pháp để các ngành, cơ quan và địa phương tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW đạt hiệu quả cao nhất; qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức về công tác THTK, CLP tại tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển đất nước, nâng cao cuộc sống Nhân dân.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác THTK, CLP; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động về THTK, CLP.

a) Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

- Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác THTK, CLP; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Chú trọng xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện công tác THTK, CLP, trong đó cần phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, từng cán bộ, công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch, chương trình hiệu quả, có chất lượng; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác THTK, CLP gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về THTK, CLP theo hướng đa dạng hóa, đổi mới hình thức và huy động sự tham gia của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả thực hiện. Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục THTK, CLP trong hệ thống giáo dục quốc dân.

b) Phân công trách nhiệm

- Sở Thông tin và truyền thông, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai, các cơ quan báo chí, website của các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp mở các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường đưa tin, bài, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về THTK, CLP, đẩy mạnh tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện công tác THTK, CLP, xây dựng nếp sống văn minh.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh xây dựng, lồng ghép nội dung giáo dục THTK, CLP trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý, tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

2. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về THTK, CLP. a) Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy định về THTK, CLP theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, tập trung xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu, quy định cụ thể hành vi vi phạm, hình thức xử lý.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong vực có liên quan đến công tác THTK, CLP, trong đó tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công làm căn cứ để giảm hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, tài nguyên, lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả THTK, CLP; về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền của địa phương theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương; trong đó, tập trung hoàn thiện quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công; quy định về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh (nếu có); tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp THTK, CLP trong mua sắm tài sản công thông qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả theo phương thức mua sắm tập trung, mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các hình thức mua sắm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khoáng sản và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thường xuyên kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác quản lý, bảo vệ rừng theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Gia Lai. Tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành như Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, đảm bảo nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

b) Phân công trách nhiệm

- Sở Tài chính: Theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý được giao thực hiện rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực có liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm và bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành như Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2023; nâng cao hiệu quả công tác phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện phân cấp đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả, giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư; thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước 3 – 5 năm; rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong lĩnh vực quản lý.

- Sở Nội vụ: Rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu công làm căn cứ để giảm hao phí trong sử dụng lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả THTK, CLP.

- Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công làm căn cứ để giảm hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, tài nguyên, lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả THTK, CLP; về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền của địa phương theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương; trong đó, tập trung hoàn thiện quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công; quy định về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh (nếu có); tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp THTK, CLP trong mua sắm tài sản công thông qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả theo phương thức mua sắm tập trung, mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các hình thức mua sắm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3. Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chiến lược và chương trình quốc gia về THTK, CLP 5 năm, hằng năm.

[...]