Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2023 thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 190/KH-UBND
Ngày ban hành 19/08/2023
Ngày có hiệu lực 19/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 190/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 19 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC ĐẾN NĂM 2025" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Thực hiện Quyết định số 356/QĐ-BGDĐT ngày 03/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên, sinh viên (HSSV) các cơ sở giáo dục trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy đối với thế hệ trẻ trong và ngoài trường học.

b) Phối hợp huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị chung tay tham gia công tác phòng, chống ma túy (PCMT) nhằm tạo ra phong trào rộng khắp trên địa bàn tỉnh và xây dựng cơ chế tự phòng vệ cho toàn xã hội trước sự tấn công của tệ nạn ma túy.

c) Sử dụng đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ma túy tác động vào thế hệ trẻ và ngăn chặn ma túy xâm nhập học đường, đặc biệt là các trường học thuộc khu vực phức tạp về tệ nạn ma tuý, góp phần làm giảm số người nghiện, số người sử dụng ma túy trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% cơ sở giáo dục xác định được thực trạng công tác PCMT trong nhà trường (ưu điểm, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém) và hiệu quả của việc tuyên truyền, giáo dục PCMT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, HSSV trong các cơ sở giáo dục từ đó đề xuất các biện pháp tiếp cận mới, tổng quát và hiệu quả hơn.

b) 100% cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về PCMT với hình thức và nội dung phù hợp.

c) Có ít nhất 90% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục được trang bị kiến thức và kỹ năng PCMT để có đủ năng lực thực hiện được việc tăng cường lồng ghép, tích hợp nội dung tuyên truyền, giáo dục PCMT trong giảng dạy chính khóa, hoạt động trải nghiệm và giải quyết các vướng mắc liên quan đến vấn đề ma tuý cho học sinh, sinh viên khi cần thiết.

d) 100% cơ sở giáo dục thành lập Ban Chỉ đạo PCMT thực hiện nhiệm vụ thường xuyên gắn với nhiệm vụ, hoạt động của nhà trường trong từng năm học; thiết lập hòm thư góp ý tiếp nhận thông tin, phản ánh, tư vấn, hỗ trợ và có trả lời kịp thời, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác PCMT trong trường học.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện

- Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục kiện toàn Ban Chỉ đạo PCMT.

- Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao về PCMT trong trường học và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ PCMT trong trường học.

2. Tổ chức khảo sát thực trạng tệ nạn ma tuý và công tác phòng, chống ma tuý tại các cơ sở giáo dục

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê danh sách cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HSSV có liên quan đến tệ nạn ma tuý để xử lý theo quy định của pháp luật. Các cơ sở giáo dục phối hợp với gia đình và địa phương tổ chức cai nghiện đối với các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HSSV nghiện ma tuý (nếu có).

- Phát hiện sớm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HSSV có nguy cơ liên quan đến ma tuý để ngăn chặn, tư vấn, giúp đỡ kịp thời.

- Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm,… tại các khu vực phức tạp về ma tuý để đánh giá thực trạng tình hình công tác PCMT của các cơ sở giáo dục.

- Xây dựng biểu mẫu thống kê, báo cáo thường xuyên theo định kỳ, báo cáo đột xuất về công tác PCMT và biện pháp xử lý cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HSSV trong các cơ sở giáo dục liên quan đến tệ nạn ma tuý.

3. Tổ chức truyền thông phòng, chống ma tuý trong các cơ sở giáo dục

a) Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCMT trong trường học cho HSSV, cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch truyền thông PCMT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HSSV trong nhà trường.

- Tổ chức tuyên truyền trên các website, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng.

[...]