Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2017 về khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 180/KH-UBND
Ngày ban hành 13/10/2017
Ngày có hiệu lực 13/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 180/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017 - 2020”.

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017 - 2020, gồm nhng nội dung sau:

Phần thứ nhất:

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH BỆNH DẠI

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DẠI

Bệnh dại do vi rút hướng thần kinh, gây viêm não tủy cấp tính và là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật máu nóng và lây truyền cho người chủ yếu thông qua các chất bài tiết có nhiễm vi rút dại từ vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong là 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

II. TÌNH HÌNH BỆNH DẠI TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH THANH HÓA

2.1. Tình hình bệnh dại Việt Nam

Bệnh dại hiện đang lưu hành rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, bệnh tản phát liên tục hàng năm. Số ca tử vong ở người do bệnh dại chủ yếu tập trung ở khu vực Miền Bắc, hầu hết gặp ở vùng nông thôn, miền núi. Tổng hợp số ca tử vong do dại trong những năm gần đây: (số liệu báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ TW).

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Số ca tử vong do bệnh dại

110

98

105

67

78

91

Bảng 1: Số ca tử vong dại tại Việt Nam 2011-2016

Trong năm 2016, cả nước có 91 trường hợp người bị tử vong do bệnh dại. Theo báo cáo số ca tử vong do bệnh dại nhũng năm gần đây gặp nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ (Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên).

2.2. Tình hình bnh dại ti Thanh Hóa

Từ năm 2012 đến nay trên địa bàn tnh rải rác ghi nhận các ca bệnh mắc dại và tử vong, đặc biệt năm 2016 ghi nhận 08 ca tử vong ở người đo bệnh dại tại các huyện: Thọ Xuân (02); Lang Chánh (02); Như Xuân (01), Đông Sơn (01), Triệu Sơn (01) và Thường Xuân (01) bệnh nhân.

Năm

Số người tiêm vắc xin

Số ca tvong do mắc bệnh dại

2011

1.621

0

2012

2.673

1

2013

2.879

1

2014

6.312

3

2015

7.878

1

2016

8.611

8

Tổng

29.974

14

Bảng 2: Số người tiêm vc-xin dại và sca tử vong do bệnh dại tại Thanh Hóa 2011-2016

III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ:

Trong những năm vừa qua bệnh nhân mắc và tử vong do dại có xu hướng tăng tại Thanh Hóa là do:

- Bệnh dại tại Thanh Hóa xuất hiện tản phát và hầu hết khi bệnh nhân lên cơn dại mới phát hiện được dịch.

- Ý thức của người dân trong công tác phòng, chống bệnh dại còn hạn chế, hầu hết các bệnh nhân tử vong do không được tiêm phòng tại các cơ sở y tế, chủ yếu là điều trị bằng thuốc nam.

- Phong tục tập quán nuôi và thả rông chó đang phổ biến tại cộng đồng, việc quản lý tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó chưa triệt để.

- Tổ chức tiêm phòng cho đàn chó gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, vắc xin về không đúng thời điểm và biến động trong đàn chó hàng năm quá lớn không kiểm soát được.

Phần thứ hai:

KẾ HOẠCH KHỐNG CHẾ VÀ TIẾN TỚI LOẠI TRỪ BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung: Khống chế bệnh dại trên người vào năm 2021 nhằm tiến tới loại trừ bệnh dại.

[...]