Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1794/KH-UBND năm 2023 về phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030

Số hiệu 1794/KH-UBND
Ngày ban hành 15/06/2023
Ngày có hiệu lực 15/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1794/KH-UBND

Kon Tum, ngày 15 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 1677/KH- UBND ngày 25 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về triển khai hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030 (Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ gắn với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án, tiểu dự án về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình).

2. Yêu cầu

Việc xây dựng Kế hoạch phải bám sát nội dung Nghị quyết số 52/NQ- CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ, Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Xác định cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch; định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng nguồn nhân lực các DTTS tỉnh Kon Tum có quy mô, chất lượng; phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai.

- Thực hiện tốt các chính sách bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng, quy hoạch, quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức người DTTS có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và vùng DTTS.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Nâng cao thể trạng, sức khỏe nguồn nhân lực các DTTS

- Tiếp tục tăng cường sức khỏe người DTTS: duy trì giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi người DTTS xuống dưới 35,5‰ và tuổi thọ bình quân của người DTTS bằng hoặc trên 67 tuổi.

- Nâng cao thể lực và tầm vóc nhân lực các DTTS: giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người DTTS suy dinh dưỡng (chiều cao theo tuổi) xuống dưới 32% ; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người DTTS suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 21,3%.

b) Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực các DTTS

- Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ học vấn tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực các DTTS. Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non trên 14% và phấn đấu tỷ lệ trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non đạt 95%; tỷ lệ huy động học sinh người DTTS đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học là 99,9%, cấp trung học cơ sở là 96% và phấn đấu đạt tỷ lệ 80% người DTTS trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương (trình độ trung cấp); tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%. Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và không mù chữ trở lại.

- Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đối với học sinh người DTTS. Phấn đấu đạt tỷ lệ 40% học sinh người DTTS tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp; đối với các xã thuộc vùng DTTS và miền núi hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ học sinh (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp) đạt bằng hoặc lớn hơn 70%; tỷ lệ học sinh người DTTS tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng là 28%.

- Phấn đấu đến năm 2025, số sinh viên người DTTS (cao đẳng, đại học) đạt 130 sinh viên/vạn dân; đào tạo sau đại học cho giáo viên người DTTS đạt tỉ lệ 0,4%.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên người DTTS dạy ở các trường phổ thông và giảng viên cao đẳng đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên mầm non là người DTTS đạt chuẩn là 90%, trong đó trên chuẩn là 60%; tỷ lệ giáo viên tiểu học là người DTTS đạt chuẩn là 80%, trong đó trên chuẩn là 0,5%; tỷ lệ giáo viên trung học cơ sở là người DTTS đạt chuẩn là 90%, trong đó trên chuẩn là 0,5%; tỷ lệ giáo viên cấp trung học phổ thông là người DTTS đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định hiện hành là 15%.

c) Nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm cho người đồng bào DTTS

- Khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực trong nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, trong đó: tỷ trọng làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đối với người DTTS đạt khoảng 15,3% và khoảng 44,8% lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Bình quân mỗi năm giải việc làm cho khoảng 2.700 lao động là người DTTS (có ít nhất 40 lao động người DTTS tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng)

- Số người DTTS trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo 36%, trong đó qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 26,4%. Phấn đấu 45% số lao động là người DTTS trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.

[...]