Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2017 tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu 179/KH-UBND
Ngày ban hành 21/06/2017
Ngày có hiệu lực 21/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 179/KH-UBND

Giang, ngày 21 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Quyết định số: 117/QĐ-TTg, ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số: 2378/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ vào thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và giảng dạy tại các đơn vị trường học trong tỉnh,

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, cụ thể như sau:

PHẦN I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH HÀ GIANG (tính đến tháng 3 năm 2017)

I. Thực trạng

1. Về nhân lc CNTT

Tổng số cán bộ, giáo viên được phân công dạy tin học, phụ trách lĩnh vực CNTT tại các đơn vị trường học: 817 cán bộ giáo viên, trong đó 356 cán bộ giáo viên đã qua đào tạo đào tạo có trình độ từ trung cấp trở lên, số còn lại đã được học qua các lớp bồi dưỡng.

2. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT đã được đầu tư

- Tng số phòng học tin: 194;

- Tổng số máy tính: 5.914;

- Tổng số Projector: 1.361;

3. Về ứng dụng

- Đã hoàn thành 80% việc nhập cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh lên phần mềm Quản lý nhà trường vnEdu, dữ liệu được liên thông giữa các cấp học trong tỉnh và trong toàn quốc trên cùng hệ thống;

- Đã thiết kế xong cổng thông tin điện tử và các trang thông tin thành phần thống nhất chung trong toàn ngành (dữ liệu của 3 ứng dụng được liên kết tự động lên Web như: (1) tự động đăng văn bản từ VNPT-iOffice, (2) tự động cung cấp thông tin kết quả học tập của học sinh và tự động thông tin thời khóa biểu từ vnEdu);

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo (bước đầu áp dụng hành chính công cấp độ 2);

- 100% các trường và các trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp (GDTX-HN), Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN- GDTX), ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường; 80% trường học sử dụng sổ, sách, hồ sơ điện tử thay sổ sách giấy; 60% các loại báo cáo giấy được chuyển sang hình thức báo cáo trực tuyến trên vnEdu.

II. Đánh giá chung

1. Thun lợi

- Việc ứng dụng CNTT luôn được tỉnh Hà Giang quan tâm và có quan điểm tích cực trong việc đưa ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy quá trình cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong đó, tỉnh đã ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử, đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước để tăng cường nhận thức và ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn và điều hành.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục, tâm huyết với nghề, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ.

- Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân.

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết với VNPT, Viettel để cung cấp dịch vụ CNTT tốt nhất cho giáo viên và học sinh trên toàn tỉnh.

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT và các phần mềm ứng dụng đã triển khai là cơ sở quan trọng để thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo. Hầu hết đội ngũ giáo viên trong các trường đều có máy tính riêng, được kết nối mạng Internet, đây là yếu tố thuận lợi giúp cho giáo viên có điều kiện tự học, tự rèn về kỹ năng CNTT, cách khai thác tài nguyên mạng phục vụ cho công tác.

2. Khó khăn

- Nguồn nhân lực CNTT trong các trường và cơ sở giáo dục hiện vẫn còn thiếu. Cán bộ phụ trách CNTT chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm. Đặc biệt, do thói quen, ngại thay đổi phương thức làm việc của một số cán bộ giáo viên nhất là tại các đơn vị vùng sâu, xa, còn là rào cản lớn trong việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng các ứng dụng CNTT.

[...]