Kế hoạch 1728/KH-UBND năm 2016 phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1728/KH-UBND
Ngày ban hành 11/05/2016
Ngày có hiệu lực 11/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hà Kế San
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1728/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 11 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KH&CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/12/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1318/QĐ-KHCN ngày 05/6/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII.

UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020 với các nội dung chủ yếu sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Thực hiện các chỉ tiêu phát triển khoa học và công nghệ

- Bám sát các mục tiêu, nội dung phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2020, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực và đạt được các kết quả chủ yếu sau:

+ Số doanh nghiệp công nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 12,1%/năm; số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 2,9%/năm.

+ Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của Quốc tế và khu vực là 24%; 100% sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường hoặc có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất, tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn được sản xuất trên địa bàn tỉnh được quản lý về chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được đăng ký bản công bố hợp quy tại các Sở quản lý chuyên ngành.

+ Số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 2,1 lần so với năm 2010; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và quản lý, phát triển thương hiệu bằng các hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể đạt 50% .

+ Cơ bản hoàn thành mạng viễn thông băng rộng đến các xã, phường trên cả tỉnh; 100% các trường học trên địa bàn tỉnh được kết nối Internet; 100% khu dân cư trên địa bàn tỉnh phủ sóng thông tin di động băng rộng; Số thuê bao Internet đạt 60 thuê bao/100 dân; 100% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.

+ Đến 2015, tổng diện tích của các mô hình sản xuất nông nghiệp cận đô thị trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới, đạt giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cao gấp 2 lần mức bình quân chung của cả tỉnh là 410,82 ha.

+ Hình thành 02 doanh nghiệp KH&CN

+ Đến năm 2015, tổng đầu tư từ NSNN của tỉnh cho KH&CN đạt 0,484%.

II. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia: triển khai 22 ĐT/DA, thu hút được gần 110 tỷ đồng từ ngân sách KHCN Trung ương và các nguồn vốn khác, được đánh giá cao về hiệu quả khoa học và hiệu quả KT-XH, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo sản phẩm mới, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời xây dựng và tạo lập các nhãn hiệu đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: bưởi Đoan Hùng, lúa nếp gà gáy Mỹ Lung, sơn đỏ Tam Nông, chè Chùa Tà, các đề tài, dự án về Cá Lăng chấm, cá Anh vũ, sản xuất rau an toàn, nấm ăn, nấm dược liệu, hoa lan Hồ điệp…

- Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: Triển khai 125 ĐT/DA cấp tỉnh, tập trung cho lĩnh vực phát triển lâm nghiệp (38 ĐT/DA, chiếm tỷ lệ 30,4%), lĩnh vực y tế, giáo dục cộng đồng (23 ĐT/DA, chiếm tỷ lệ 18,4%), ứng dụng CNTT, truyền thông (16 ĐT/DA, chiếm tỷ lệ 12,8%),.., hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp ưu tiên các nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế lai cho năng suất, chất lượng cao, khả năng phòng chống dịch bệnh tốt, xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết, chuỗi giá trị, nông nghiệp sạch; Đẩy mạnh phát triển các giống cây con đặc trưng, có lợi thế của tỉnh... ; Lĩnh vực KHXH&NV, khoa học quản lý tập trung cho các nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp phát triển KT-XH của tỉnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống; Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hướng vào tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Lĩnh vực phục vụ lợi ích cộng đồng, giáo dục, y dược học chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác y tế dự phòng, chẩn đoán điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo,... Điển hình là các kết quả nghiên cứu: khảo nghiệm chọn lọc tập đoàn các giống lúa, ngô mới phù hợp trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng khả năng ra hoa, đậu quả, nâng cao năng suất, chất lượng giống bưởi đặc sản Đoan Hùng, quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch sông, sản xuất chế phẩm sinh học từ chè xanh phế loại để bảo quản rau, quả; phục dựng hát Xoan theo nghi thức truyền thống; nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương; Thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiết bị chiếu sáng công cộng theo nhiều cấp độ với hệ thống điện thông minh sử dụng sóng điện thoại để điều khiển, quy trình sản xuất phèn sunfat nhôm và phèn kép từ cao lanh, chế tạo thiết bị xử lý một số rác thải rắn thành sản phẩm dầu đốt công nghiệp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ...

III. Thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ

1. Đã đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN; Thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh; Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án kế hoạch về phát triển KH&CN; Ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đời sống và các dự án có sự tham gia của doanh nghiệp tạo liên kết 4 nhà.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Công tác thông tin, thống kê KH&CN được tăng cường.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động KH&CN từng bước được đầu tư thông qua các dự án đầu tư : mua sắm trang thiết bị tăng cường khả năng kiểm định phương tiện đo lường thử nghiệm chất lượng hàng hóa cho Trung tâm kỹ thuật đo lường thử nghiệm”, xây dựng trại thực nghiệm của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, công trình các Trung tâm KH&CN tỉnh Phú Thọ. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị, xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn LAS, VILAS

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Thúc đẩy việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN.

4. Tăng cường các hoạt động hợp tác về KH&CN thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hợp tác với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Bộ KH&CN,…; Hợp tác thường xuyên và chặt chẽ với các cơ quan KH&CN của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

IV. Đánh giá chung

1. Ưu điểm

Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống được các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp quan tâm thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và sức cạnh tranh của các sản phẩm hang hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Các đề tài, dự án khoa KH&CN đã bám sát các chủ trương, chính sách, các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhiều đề tài, dự án đã cung cấp những luận cứ, giải pháp khoa học cho việc hoạch định, xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bước đầu đã thực hiện đa dạng hóa được nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN, qua đó đã tranh thủ thu hút được nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương 54 tỷ đồng, từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trên 130 tỷ đồng.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ