Kế hoạch 169/KH-UBND về triển khai mô hình cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm năm 2018-2020 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 169/KH-UBND
Ngày ban hành 30/08/2018
Ngày có hiệu lực 30/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẢNH BÁO NHANH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2018 - 2020

Thực hiện Quyết định số 518/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về An toàn thực phẩm tại Việt Nam; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo An toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm; Chỉ thị số 10/CT-TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề An toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để tăng cường công tác quản lý về An toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm năm 2018 - 2020 như sau:

I. Mục tiêu, chỉ tiêu

1. Mục tiêu chung

Xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm đủ năng lực đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin, sự cố về An toàn thực phẩm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm An toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xây dựng và tổ chức hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm trên địa bàn toàn Thành phố gồm: 3 ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 03 đơn vị thường trực là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản và các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về An toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo nhanh cho cộng đồng.

3. Chỉ tiêu

a) Các điểm cảnh báo An toàn thực phẩm từ Thành phố xuống quận; huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, phân công cụ thể cán bộ phụ trách tiếp nhận thông tin và được kết nối hoạt động với điểm cảnh báo Trung tâm.

b) Cán bộ quản lý An toàn thực phẩm cấp Thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tham gia hệ thống cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm được bồi dưỡng kiến thức về cảnh báo nhanh An toàn thực phẩm.

c) Thông tin cảnh báo về An toàn thực phẩm, sự cố khẩn cấp về An toàn thực phẩm được quản lý, xử lý kịp thời, có hiệu quả, cảnh báo nhanh cho cộng đồng.

d) Các đơn vị đầu mối có trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm của ngành Y tế, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công Thương tổ chức kiểm tra giám sát chất lượng nhóm thực phẩm trên địa bàn Thành phố theo phân cấp.

II. Nội dung và biện pháp thực hiện

1. Xây dựng, tổ chức hệ thống/bộ máy cảnh báo nhanh về An toàn thực phẩm trên địa bàn toàn Thành phố với 3 cấp: Thành phố; quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn: Có Quyết định thành lập điểm cảnh báo, phân công cụ thể cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin. Triển khai thực tế, mấu chốt trong đó:

a) Điểm cảnh báo Trung tâm và điểm cảnh báo cấp 1 về An toàn thực phẩm (cấp Thành phố).

- Điểm cảnh báo Trung tâm: Tổ chức 01 điểm cảnh báo Trung tâm tại Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo về sự cố An toàn thực phẩm ở cấp Thành phố gồm nhiệm vụ, hoạt động như sau:

+ Đầu mối tiếp nhận kết quả xử lý thông tin, cảnh báo, các sự cố về Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm), từ điểm cảnh báo cấp 1 thuộc Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản) và từ điểm cảnh báo cấp 2 (Phòng Y tế quận, huyện, thị xã).

+ Đầu mối tiếp nhận, khai thác thông tin, tổ chức điều tra xử lý thông tin - cảnh báo và các sự cố về An toàn thực phẩm có phạm vi liên ngành ở cấp Thành phố.

- Điểm cảnh báo An toàn thực phẩm cấp 1: Tổ chức điểm cảnh báo cấp 1 tại mỗi Sở, ngành chức năng gồm: Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm); Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản) gồm những nhiệm vụ và hoạt động Điểm cảnh báo cấp 1 như sau:

+ Là đầu mối tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo, các sự cố về An toàn thực phẩm từ điểm cảnh báo theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý ngành.

+ Thực hiện khai thác tiếp nhận, tổ chức điều tra xác minh xử lý thông tin, sự cố về An toàn thực phẩm từ hệ thống cảnh báo các cấp, hệ thống thông tin, truyền thông thuộc lĩnh vực liên quan.

+ Tổng hợp cung cấp thông tin giám sát, thanh tra, kiểm tra An toàn thực phẩm, sự cố thuộc lĩnh vực quản lý của 3 ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo kết quả về điểm cảnh báo Trung tâm (Sở Y tế: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm).

b) Điểm cảnh báo An toàn thực phẩm cấp 2 (quận, huyện, thị xã)

Tổ chức điểm cảnh báo cấp 2 tại các quận, huyện, thị xã để tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, cảnh báo, các sự cố về An toàn thực phẩm đầu mối là Phòng Y tế; Phòng Kinh tế; trong đó Phòng Y tế là thường trực gồm có nhiệm vụ sau:

- Cung cấp thông tin các sự cố về An toàn thực phẩm ở các lĩnh vực được phân công quản lý.

- Khai thác, tổng hợp thông tin về An toàn thực phẩm, tổ chức điều tra, xác minh xử lý thông tin, sự cố về An toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm An toàn thực phẩm thường xuyên, đột xuất, xác nhận và cung cấp đầy đủ trong lĩnh vực được phân công.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ