ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1052/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
26 tháng 06 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC
LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số
07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ về việc Quy định về cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên
ngành;
Căn cứ Thông tư số
47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn quản lý an toàn thực
phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ
trình số 1743/TTr-SYT ngày 29/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định
phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và
thay thế Quyết định số 2223/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Sở Y tế
và các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm có trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Như Điều 2;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở: Nội vụ, NNPTNT, Công thương;
- Báo Ninh Thuận, Đài PTTH tỉnh;
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
- VPUB: PVP (HXN);
- Lưu: VT, KGVX. NNN
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Bình
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quy định này phân cấp và phân
công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ quan cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp xã; các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước hoặc tham mưu
cho cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan có chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực
ATTP được phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc ngành Y tế.
2. Các cơ quan hành chính nhà nước
của tỉnh được điều chỉnh tại Quy định này bao gồm: Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ
quan quản lý nhà nước về ATTP được quy định tại khoản 2 điều 1 quy định này và
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân
công quản lý của ngành Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật An
toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 3. Nguyên
tắc phân cấp quản lý
1. Bảo đảm sự thống nhất trong
công tác quản lý về ATTP từ tỉnh đến huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn;
bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
đảm bảo nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu
sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước; bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và
khả thi.
2. Phân cấp quản lý gắn với việc cấp
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của
pháp luật về ATTP đối với các cơ sở thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý trên địa
bàn.
3. Trường hợp cùng một đối tượng
quản lý, nhưng có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh, nội dung khác
lại thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện hoặc cấp xã, phường thì cấp tỉnh chịu
trách nhiệm quản lý.
4. Việc đánh giá và xác nhận kiến
thức về ATTP thực hiện theo nguyên tắc cấp nào quản lý thì cấp đó có quyền đánh
giá và cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP.
Điều 4. Trách
nhiệm chung
1. Ủy ban nhân dân các cấp quản lý
thống nhất và toàn diện công tác bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý; tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành
ATTP; chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ ngành về ATTP.
2. Trong phạm vi được phân cấp quản
lý, các cơ quan hành chính (quy định tại khoản 2, Điều 1 Quy định này) chịu
trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban nhân dân tỉnh về vấn đề quản lý, đảm bảo
ATTP trên địa bàn. Thường xuyên báo cáo và đề xuất ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh
về tình hình quản lý ATTP và về việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo đảm ATTP
hàng năm.
Điều 5. Trách
nhiệm quản lý ATTP của Sở Y tế
Sở Y tế chịu trách nhiệm tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh; là cơ
quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh.
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh triển khai thực hiện công tác bảo
đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP của tỉnh khi có sự thay đổi về thành viên
Ban chỉ đạo; dự thảo Quy chế hoạt động và phân công cụ thể trách nhiệm của từng
thành viên trong Ban Chỉ đạo; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân tỉnh về tình
hình triển khai thực hiện công tác bảo đảm ATTP của các Sở, ngành và các địa
phương thông qua báo cáo hàng tháng của các đơn vị. Kịp thời tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh đôn đốc, nhắc nhở đối với các Sở, ngành và các địa phương trong
công tác bảo đảm ATTP; theo dõi, hướng dẫn tiến độ triển khai thực hiện công
tác bảo đảm ATTP đối với địa phương được phân công phụ trách.
3. Giao Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm thực hiện các nội dung sau:
a) Thực hiện quản lý ATTP, tiếp nhận
và soát xét hồ sơ, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; tổ
chức đánh giá và cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh
doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, bao gồm:
- Các sản phẩm quy định tại phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ
đóng trên địa bàn như: sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn
đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; nước uống đóng
chai, đóng bình; nước khoáng thiên nhiên; đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước
đá dùng để chế biến thực phẩm) trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm
thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ gia, hương liệu, chất
hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm.
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ sở thực phẩm khác không
được quy định tại danh mục của ngành Công Thương, ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trên địa bàn; các cơ sở thực phẩm theo ủy quyền của Cục An toàn thực
phẩm.
b) Thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại điểm
a, khoản 3, điều 5 Quy định này.
c) Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ
sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng
cáo đối với sản phẩm như: sản phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ
ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
d) Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố
các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng trên địa
bàn.
4. Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương
về ATTP đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương thuộc lĩnh vực được phân
công quản lý theo quy định.
5. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, các huyện, thành phố và các ban, ngành
liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý về ATTP; kỹ năng truyền
thông cho những người làm công tác quản lý ATTP tuyến tỉnh, huyện, thành phố và
xã, phường, thị trấn; các cộng tác viên truyền thông tại địa phương.
6. Chủ trì, phối hợp với Sở, Ban,
ngành và các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận
thức của các cán bộ, công chức, viên chức, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh và người tiêu dùng thực phẩm hiểu đúng và thực hành đúng về ATTP.
7. Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn bộ quá trình sản
xuất đối với các cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; thanh
tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến kinh doanh
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có sự chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, Bộ Y tế hoặc khi phát
hiện sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người
tiêu dùng.
8. Hướng dẫn các huyện, thành phố
tiếp tục triển khai xây dựng nhân rộng mô hình điểm về ATTP đối với các loại
hình dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.
9. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm đối
với vụ ngộ độc từ 20 người mắc trở lên và các vụ ngộ độc thực phẩm có tử vong
thì Sở Y tế có trách nhiệm hỗ trợ cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc
thực phẩm; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố điều tra, phân tích căn nguyên gây ngộ độc, tiến
hành truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nghi ngờ gây ngộ độc.
Điều 6. Trách
nhiệm quản lý ATTP của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Ủy
ban nhân dân tỉnh về ATTP và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về
công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo các Phòng, ban tham mưu
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành
ATTP tại địa phương khi có sự thay đổi về thành viên Ban chỉ đạo, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo; ban hành Quy chế
hoạt động và phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo;
báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình triển khai thực hiện
công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn. Xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức
thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tổ
chức giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP theo quy định
của pháp luật. Phối hợp với các Sở, ngành triển khai thực hiện tốt công tác bảo
đảm ATTP trên địa bàn theo phân công, phân cấp; chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân tỉnh và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa
bàn.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tại
địa phương khi có sự thay đổi về thành viên Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo; ban hành quy chế hoạt
động và phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo; báo
cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về tình hình triển khai thực
hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn; xử lý hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm,
buông lỏng quản lý, có dấu hiệu che dấu không khai báo cơ sở.
4. Chỉ đạo các Phòng, ban tham mưu
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát, quản lý, thanh tra, kiểm tra điều kiện
bảo đảm ATTP, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với
các cơ sở thực phẩm như sau:
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm được quy định tại Phụ lục II danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm,
hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế (ban hành kèm theo Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ) do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý
của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế).
b) Các cơ sở dịch vụ ăn uống do Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các cơ sở
dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bếp ăn tập thể của
các Công ty, doanh nghiệp, trường học,...) và các cơ sở thực phẩm khác không được
quy định tại phân công, phân cấp của ngành Công Thương, ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trên địa bàn; các cơ sở thực phẩm theo ủy quyền của cấp tỉnh.
c) Các dịch vụ cung ứng suất ăn lưu
động (dịch vụ cưới, hỏi,... lưu động) không có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
d) Chỉ đạo, phân công Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác
nhận kiến thức ATTP, ký cam kết bảo đảm ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thức
ăn đường phố không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Đẩy mạnh hoạt động truyền
thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATTP;
nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm
và người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn.
6. Triển khai xây dựng nhân rộng
mô hình điểm về ATTP đối với các loại hình dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức
ăn đường phố trên địa bàn quản lý.
7. Phối hợp với các ngành chức
năng liên quan kiểm soát chặt chẽ các chương trình quảng cáo, giới thiệu bán sản
phẩm thực phẩm trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm sai quy định
của Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo sản phẩm thực phẩm; báo cáo kịp thời về Sở
Y tế - ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo về các trường hợp cố tình quảng cáo sai
quy định.
8. Xây dựng quy chế phối hợp điều
tra và xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; chỉ đạo các bộ phận liên quan tại
địa phương tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm
khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; điều tra, phân tích tìm căn
nguyên gây ngộ độc, tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc. Xử lý
các cơ sở có thực phẩm gây ngộ độc.
9. Định kỳ hàng tháng báo cáo kết
quả thực hiện công tác quản lý ATTP theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Các cơ quan quản lý ATTP các cấp
tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.
2. Giao Sở Y tế hướng dẫn, triển
khai, đôn đốc và giám sát các đơn vị thực hiện Quy định này. Định kỳ tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý ATTP trên
địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện,
thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến các đơn
vị liên quan tại địa phương và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Định kỳ
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) về tình hình thực hiện
công tác quản lý ATTP trên địa bàn huyện, thành phố.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương báo cáo bằng văn bản về Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) để có hướng giải quyết kịp thời./.