Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2014 triển khai công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 09/12/2014
Ngày có hiệu lực 09/12/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 12 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BÌNH ỔN GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành và bình ổn giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan quản lý nhà nước chủ động kiểm tra, kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường; chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng, dự trữ, phân phối để cung ứng thị trường liên tục, không để thiếu hàng, không để đột biến về giá.

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hiểu và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về giá.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

- Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn, trong nước và quốc tế; làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá theo quy định của pháp luật, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Giám sát chặt chẽ đăng ký giá, kê khai giá của các tổ chức, cá nhân đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; kiên quyết dừng các trường hợp kê khai tăng giá không phù hợp với tác động của yếu tố đầu vào và mặt bằng giá cả thị trường.

- Chủ động triển khai chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thực tế địa phương theo hướng nhân rộng mô hình bình ổn giá không sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ.

- Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 02/5/2014, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan;

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với các Sở Công thương, Cục Thống kê Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thường xuyên khảo sát, theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả thị trường trên địa bàn, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo giá định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và đột xuất gửi Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá phục vụ công tác quản lý.

- Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung hoặc sửa đổi danh sách tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá; kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan (Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Cục Thuế, Cục Hải quan, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh….) tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn; đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: xăng dầu, cước vận tải, lương thực, thực phẩm, sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi, thuốc chữa bệnh cho người, khí hóa lỏng, phí trông giữ xe đạp, ô tô, xe máy và các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của người sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật...; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn và các quy định của pháp luật có liên quan, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chủ trì phối hợp Sở Công thương, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 02/5/2014, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Kế hoạch cụ thể của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiếp tục tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành mức giá tối đa các khâu bán buôn, bán lẻ, mức đăng ký giá. Xử lý nghiêm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Công thương triển khai thực hiện Chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn; phối hợp kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, kiểm tra niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

- Hướng dẫn và kiểm tra Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá trên địa bàn.

2. Sở Công thương

- Tiếp tục tổ chức rà soát cân đối cung - cầu các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nhất là các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp ứng phó trong trường hợp cần thiết để đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân;

- Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thực tế địa phương theo hướng nhân rộng mô hình bình ổn giá không sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 04/4/2014.

- Phối hợp theo dõi diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa để có đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm góp phần ổn định thị trường.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường:

+ Tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: Kinh doanh hàng cấm; hàng giả; hàng không hóa đơn, chứng từ; hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác; gian lận thương mại, đấu tranh chống đầu cơ, tích trữ, đưa tin thất thiệt gây lũng đoạn thị trường, tăng giá bất hợp lý….

[...]