Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2021 xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 29/09/2021
Ngày có hiệu lực 29/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Võ Văn Hưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 29 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐIỂN HÌNH VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị số 03/CT-BCA-V28 ngày 03/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về Tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Công văn số 922/BCA-V05 ngày 14/7/2021 của Bộ Công an về việc triển khai xây dựng xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện của chính quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với công tác bảo vệ an ninh trật tự.

3. Việc xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do cấp ủy đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Công an tham mưu, nòng cốt, huy động các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân tham gia thực hiện. Việc triển khai Kế hoạch đảm bảo thực chất, hiệu quả gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các xã, phường, thị trấn

- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, điều hành của cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 138&1523 cấp xã; vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền; vai trò, hiệu quả công tác tham mưu của lực lượng Công an; hiệu quả tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và ban, ngành phối hợp.

- Kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã, phường, thị trấn. Đánh giá nhận thức và ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong tham gia bảo đảm an ninh trật tự; tính tích cực, tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.

- Đánh giá hoạt động của Công an xã, phường, thị trấn trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Khảo sát, đánh giá chất lượng lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố, Dân phòng trong thực hiện vai trò nòng cốt tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

- Xác định các vấn đề chưa hoàn thiện, yếu kém để tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện công tác kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động.

2. Xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Trên cơ sở nội dung, yêu cầu xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn về an ninh trật tự và thực tiễn phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở để xây dựng Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải thực sự tiêu biểu, là hình mẫu để các địa phương khác phấn đấu thực hiện hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội lành mạnh, an toàn, kỷ cương ở địa bàn cơ sở.

3. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung, giải pháp xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Tuyên truyền, quán triệt chủ trương và tiêu chí về xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung quy định tại Bộ tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Việc xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự" và gắn với mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh ở địa bàn cơ sở.

4. Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn; quyết định công nhận; sơ kết, tổng kết, nhân rộng; thi đua khen thưởng

- Gắn công tác triển khai thực hiện với kiểm tra, đánh giá kết quả; hướng dẫn, chỉ đạo công tác thực hiện ở cơ sở.

- Trên cơ sở kết quả thực hiện để công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn điển hình, gắn với các hình thức khen thưởng cụ thể nhằm động viên, thúc đẩy phong trào theo hướng bền vững, hiệu quả.

- Kết quả xây dựng xã, phường, thị trấn điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được xem là tiêu chí quan trọng để xét tặng cờ thi đua của UBND tỉnh, bằng khen của Bộ Công an và UBND tỉnh đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, LỘ TRÌNH, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng thực hiện: Các xã, phường, thị trấn.

2. Phạm vi thực hiện:

- Việc thực hiện kế hoạch được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố, thị xã lựa chọn địa bàn tổ chức thực hiện điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng.

[...]