Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 162/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2022
Ngày có hiệu lực 09/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Võ Trọng Hải
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 162/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 48/NQ-CP NGÀY 5/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Nghị Quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 48/NQ-CP); Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ; tăng cường chất lượng, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước và công tác phi hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn th, tổ chức chính trị xã hội, các huyện, thành ph, thị xã trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đng.

- Huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác đảm bảo giao thông, nhằm mục đích bảo đảm giao thông thông suốt an toàn, thân thiện môi trường.

- Giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí của năm sau so với năm kế trước (số vụ, số người chết, số người bị thương) từ 5% -10%; hạn chế và giảm thiểu để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ô tô vận tải hành khách.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, Chính quyền địa phương các cấp bám sát nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 tại Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban, ngành, địa phương và triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thi, hiệu quả.

- Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch triển khai phải đảm bảo khả thi, có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung; bảo đảm đủ nguồn lực, phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương.

- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch.

- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông, trưc hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vận tải; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự ATGT.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kim tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45 - KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban ATGT các cấp đáp ứng yêu cu tình hình mi.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự ATGT nhằm ứng dụng kịp thi, hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn. Lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT vào các quy hoạch tnh, quy hoạch s dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải. Quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học bệnh viện.. phù hp với ng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

3. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch s 123/KH-UBND ngày 14/4/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở giao cắt với đường sắt quốc gia qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

4. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tim ẩn tai nạn giao thông; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa, vi phạm hành lang ATGT đường bộ.

5. Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông. Nâng cao chất lượng đào tạo, cấp đi giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải. Đổi mi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.

6. Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành giao thông vận tải, công an, y tế, bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học vbảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

7. Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Sở Giao thông vận tải

a) Thực hiện trách nhiệm cơ quan thường trực về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kịp thời tham mưu UBND tỉnh triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh khâu nối tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các ngành, chỉ đạo đôn đốc các địa phương trong công tác đảm bảo trật tự ATGT.

b) Tổ chức thực hiện đúng quy hoạch về phát triển mạng lưới giao thông vận tải đã được phê duyệt, thường xuyên rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Ch đạo, đôn đốc, kiểm tra và theo dõi các địa phương thực hiện đúng quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải của các đơn vị đã được phê duyệt.

c) Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đã được phê duyệt. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án do các địa phương làm chủ đầu tư, tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Tiếp tục tham mưu cơ chế chính sách để thực hiện công tác xây dựng và bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn.

d) Lập kế hoạch, phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tất cả các lĩnh vực về kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang ATGT, quản lý vận tải, phương tiện và người lái:

[...]