Kế hoạch 154/KH-UBND thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 154/KH-UBND
Ngày ban hành 10/05/2021
Ngày có hiệu lực 10/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Võ Trọng Hải
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 154/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Quyết định số 2060/QĐ-TTg, ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Theo đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh tại Văn bản số 60/BATGT-VP ngày 04/5/2021 (sau khi lấy ý kiến của các S, ban, ngành, địa phương liên quan); y ban nhân dân tnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Hà Tĩnh nằm ở Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 5.990,67 km2. Dân số hơn 1,3 triệu người, có 13 huyện, thành, thị (trong đó: 01 thành phố; 02 thị xã, 10 huyện (có 03 huyện miền núi). Hệ thng giao thông vận tải trên địa bàn tnh bao gm đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thy nội địa tạo thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện, là vị trí trung tâm và là đầu mối giao thông khu vực của Bc Trung bộ, có cửa khẩu Quốc tế Cu Treo nối lin Việt Nam với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Đông Bắc Thái Lan. Về đường bộ trên địa bàn tnh có tổng chiều dài 13.314,61km, gồm: 737,65 Km Quốc lộ (QL1, QL8, QL8B, QL8C, QL12C, QL15, QL15B, QL281 và Đường Hồ Chí Minh), 397,19 Km đường tnh, 302,06 Km đường đô thị, 947,95 Km đường huyện và 10.929,76 Km đường xã tạo nên một mạng lưới giao thông khá thuận lợi.

Trong những năm qua thực hiện Chthị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tnh Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhờ vậy tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tnh đã có nhiu chuyển biến tích cực, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông không ngừng được nâng lên, tai nạn giao thông từ năm 2012 đến năm 2020 liên tục giảm trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, năm sau giảm so với cùng kỳ năm trước, Hà Tĩnh là một trong những địa phương liên tục được Chính phủ, UBATGT Quốc gia đánh giá cao.

Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tnh còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông đã giảm dần hàng năm, nhưng chưa thực sự bền vững, tiềm n nguy cơ gia tăng trở lại, thiệt hại vngười và tài sản do tai nạn giao thông gây ra vẫn còn ở mức cao; cơ shạ tầng giao thông tuy đã được đu tư phát trin nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nguồn vn dành cho công tác quản lý, bảo trì còn quá hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên đa bàn toàn tỉnh tăng nhanh (tốc độ gia tăng phương tiện bình quân mi năm đi với ô tô là 14%, mô tô: 10%, xe máy điện: 30%; hiện nay, tng sphương tiện được đăng ký, quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 54.543 xe ô tô, 72.8034 xe mô tô, 61.508 xe máy điện); vi phạm pháp luật về an toàn giao thông còn xảy ra nhiều; tình trạng lấn chiếm lòng đưng, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông còn din ra ở nhiu nơi... Bên cạnh đó, thi tiết khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt xy ra hàng năm làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

II. QUAN ĐIỂM

1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông.

2. Chiến lược quốc gia bảo đm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận ti và các ngành có liên quan.

3. Thực hiện đồng bộ 05 trụ cột về an toàn giao thông đường bộ (gồm: Quản lý nhà nước, Kết cấu hạ tầng, Phương tiện giao thông, Người tham gia giao thông, ứng phó sau tai nạn giao thông) theo hướng tiếp cận hệ thống an toàn giao thông hiện đại, bảo đảm hoạt động giao thông đường bộ an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu qu, thân thiện môi trưng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.

4. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đi, đặc biệt là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp ln thứ tư để đổi mới căn bản, toàn diện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo định hướng phát triển kinh tế số, xã hội s.

5. Bảo đảm đnguồn lực cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lưng cao và kinh phí phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ vtrật tự, an toàn giao thông.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Hàng năm giảm 5 - 7% số người chết và sngười bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường; thể chế quản lý về an toàn giao thông phù hợp, hiệu lực và hiệu quả; kết cu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông hiện đại, an toàn, thân thiện với môi trường; người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật vtrật tự, an toàn giao thông, hình thành văn hóa giao thông; có hệ thng cấp cu, điều trị kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân tai nạn giao thông; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030

a) Về cơ chế quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật t, an toàn giao thông, tổ chức bộ máy qun lý an toàn giao thông từ cấp tỉnh đến cấp xã được hoàn thiện, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu an toàn giao thông theo công nghệ hiện đại, có kết nối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu về an toàn giao thông.

- Tất cả 05 trụ cột về an toàn giao thông đường bộ được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp ln thứ tư.

b) Về người tham gia giao thông

- Phấn đấu 100% người tham gia giao thông, nhất là nhóm học sinh, giáo viên, công nhân viên chức trong các nhà trường, các cấp học được giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các kỹ ng tham gia giao thông an toàn.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực các hệ thống đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe đạt tiêu chuẩn đng tốp đầu trong cả nước.

c) Về hệ thống kết cấu hạ tầng và tchức giao thông

- Xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ; bảo đảm 100% các tuyến đường bộ (từ trục xã trở lên) xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định; lập lại trt tự hành lang an toàn đường bộ và chng tái lấn chiếm trên tất cả các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; đảm bảo các công trình xây dựng lớn khi kết nối trực tiếp ra đường đô thị, quốc lộ và đường tỉnh không gây ùn tc, tai nạn giao thông.

- Phấn đấu 100% các tuyến quốc lộ, đường tnh (từ cấp III trở lên) xây dựng mi và 75% chiều dài mạng quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh đạt mức độ an toàn giao thông từ 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn của Chương trình đánh giá an toàn giao thông đường bộ.

- Các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo được xem xét xây dựng làn đường dành riêng cho mô tô, xe gắn máy, xe đạp và bảo đảm an toàn cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương.

- 100% hệ thống đường tnh, 50 - 80% hệ thống đường huyện, đường xã, giao thông nông thôn được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị bảo đảm an toàn giao thông.

[...]