Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2022 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 162/KH-UBND
Ngày ban hành 25/11/2021
Ngày có hiệu lực 25/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Lại Văn Hoàn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 162/KH-UBND

Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2022.

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; thực hiện Công văn số 4117/BNN-TY ngày 01/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở thủy sản để nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

- Phát hiện sớm và xử lý nhanh gọn, kịp thời các loại dịch bệnh ở động vật thủy sản, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

2. Yêu cầu:

- Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp và của cả cộng đồng; phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản của các cấp, các ngành và người nuôi thủy sản, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ và người nuôi thủy sản về công tác thú y thủy sản nhất là năng lực, kỹ năng tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; tăng cường và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh động vật thủy sản từ tỉnh tới cơ sở.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Giám sát dịch bệnh thủy sản:

Thực hiện theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030” và Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 24/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021 - 2030.

1.1. Giám sát lâm sàng:

- Người nuôi thủy sản có trách nhiệm theo dõi hàng ngày để phát hiện và báo cáo kịp thời thủy sản bị bệnh, bị chết và có các biện pháp xử lý theo quy định.

- Chi Cục Chăn nuôi và Thú y chịu trách nhiệm lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường và thực hiện báo cáo theo quy định.

1.2. Giám sát chủ động:

- Quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản được thực hiện theo Dự toán kinh phí hàng năm của Chi cục Thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm tra mầm bệnh lưu hành trên động vật thủy sản: Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác minh mầm bệnh lưu hành khi môi trường biến động và có dấu hiệu dịch bệnh nguy hiểm ở động vật thủy sản để đánh giá nguy cơ bùng phát dịch; kịp thời cảnh báo nguy cơ bệnh dịch lây lan, hướng dẫn các biện pháp xử lý, khoanh vùng, cụ thể:

+ Đối với tôm: Giám sát bệnh đốm trắng do vi rút, bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh do vi rút DIV1.

+ Đối với cá: Kiểm tra bệnh do vi rút Tilapia Lake Virus (TiLV) ở cá rô phi, bệnh hoại tử thần kinh ở cá song (cá mú), cá vược (cá chẽm); bệnh xuất huyết do vi rút SVCV và các vi khuẩn gây bệnh (Aeromonas sp, Streptococcus sp, Edwardsiella sp) trên cá nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép…).

+ Đối với ngao: Thực hiện các chỉ tiêu về quan trắc môi trường theo quy định của Luật Thú y và Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Chế độ báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản: Thực hiện báo cáo đột xuất ổ dịch; báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch; báo cáo kết thúc ổ dịch; báo cáo điều tra ổ dịch; báo cáo bệnh mới; báo cáo định kỳ và báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.4. Trách nhiệm giám sát:

- Chủ cơ sở nuôi: Có trách nhiệm thực hiện giám sát lâm sàng phát hiện bệnh; tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc lấy mẫu giám sát dịch bệnh.

- Nhân viên thú y xã: Thực hiện nhiệm vụ cụ thể được phân công.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm:

[...]