Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2022 về phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 16/KH-UBND
Ngày ban hành 18/01/2022
Ngày có hiệu lực 18/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Tường Văn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 18 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 36-NQ/TW); Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 26/NQ-CP); Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 09/10/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ln thứ XV; Chương trình hành động s 27-CTr/TU ngày 27/3/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (Sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 27-CTr/TU) và Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đến năm 2025, nhằm triển khai các chtrương lớn, khâu đột phá, giải pháp chyếu về phát triển bền vững kinh tế biển được đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Nghị quyết số 26/NQ-CP, Chương trình hành động số 27-CTr/TU, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV...

- Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh, xây dựng thương hiệu biển tỉnh Quảng Ninh. Tạo được sự bứt phá về khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các vùng biển, ven biển và hải đảo. Bảo đảm tính khả thi trong huy động và sử dụng nguồn lực, phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh và vùng biển phía Đông Bắc của Tổ quốc.

2. Yêu cầu

- Quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện các nội dung của Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 27/3/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong suốt quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phân công cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp triển khai các nhiệm vụ, bảo đảm phù hợp với năng lực và khả năng huy động các nguồn lực của nền kinh tế. Đa dạng hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, bao gồm cả ngân sách nhà nước, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ phát triển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm tích hợp, lồng ghép, không trùng lặp.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu chung

- Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu về kinh tế biển của cả nước, trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng, bảo đảm quốc phòng an ninh.

- ng dụng thành tựu khoa học mới, tiên tiến hội nhập và lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế biển và kinh tế vùng ven biển gắn liền mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh, khu vực, đất nước; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng ven biển; đảm bảo an toàn đời sống dân cư và các thành phần kinh tế hoạt động trên biển, ven biển, các đảo của tnh.

2. Mc tiêu và chỉ tiêu cthể

Mục tiêu phát triển bền vững biển đạt được các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

2.1. Về phát triển kinh tế biển:

- Du lịch và dịch vụ biển: Xây dựng Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ giao thương quốc tế. Du lịch biển đảo chiếm tỉ trọng 75-80% ngành du lịch. Phấn đấu du lịch biển, đảo tại Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô đến năm 2025: Tổng số khách du lịch đạt 21 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 6 triệu lượt; tổng thu từ du lịch đạt 50.600 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 170.000 lao động, trong đó có gần 80.000 lao động trực tiếp. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 của khu vực dịch vụ tăng bình quân 11,5%/năm. Phát triển các không gian du lịch mới ở Tiên Yên - Đầm Hà - Hải Hà kết nối với thành phố Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô phát triển du lịch sinh thái, khám phá trải nghiệm gắn với cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng.

Đến năm 2030, tổng số khách du lịch biển đảo đạt trên 28,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 8 triệu lượt; Tổng thu từ du lịch đạt 82.000 tỷ đồng; Tạo việc làm cho trên 225.000 lao động, trong đó có gần 110.000 lao động trực tiếp.

- Kinh tế hàng hải: Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 17,5%/năm; Dịch vụ cảng biển đóng góp khoảng 1,2% - 1,5% trong GRDP của tỉnh, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt khoảng 114,5 - 122,5 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt 250.000 - 300.000 lượt khách. Chậm nhất đến năm 2023, hoàn thành xây dựng hạ tầng tổng hợp cảng biển và khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, Nam Tiền Phong, Khu công nghiệp, cảng biển Đầm Nhà Mạc, Hải Hà, Vạn Ninh, giai đoạn 1 cảng Con Ong - Hòn Nét.

Đến năm 2030, tổng doanh thu dịch vụ cảng biển đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 18,5%/năm; dịch vụ cảng biển đóng góp khoảng 3% - 3,5% trong GRDP của tỉnh, sản lượng hàng hóa thông qua cng đạt khoảng 147,0 - 161,5 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt 400.000 - 500.000 lượt khách.

- Phát triển công nghiệp ven biển: Cơ cấu lại khu vực công nghiệp, phát triển nhanh và bền vững công nghiệp chế biến, chế tạo. Đến năm 2025, tốc độ giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 17%/năm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng ít nhất 15% trong GRDP, thu hút tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 50.000 tỷ đồng và tạo ra ít nhất 30.000 chỗ làm việc mới.

Định hướng đến năm 2030, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GRDP đạt 49 - 50%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 20% trong GRDP. Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân 15%/năm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 20%/năm. Thu hút tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 100.000 tỷ đồng (bình quân trên 20.000 tỷ đồng/năm) và tạo ra trên 50.000 chỗ làm việc mới.

Dự kiến thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh khoảng 14,33 tỷ USD1, bình quân hằng năm là 2,866 tỷ USD (14,33 tỷ USD/5 năm). KKT Vân Đồn hoàn thành các mục tiêu được đề ra tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2018; KKT Quảng Yên, tập trung xây dựng hệ thng kết cu hạ tầng và các khu chức năng của KKT theo Quyết định số 29/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu kinh tế ven biển Quảng Yên.

- Kinh tế thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 22.189 tỷ đồng tăng trưng gấp 1,6 lần so với năm 2020; tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 177.000 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng đạt 110.000 tấn, sản lượng khai thác đạt 67.000 tấn. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 365 triệu USD, trong đó: Giá trị xuất khẩu đi các thị trường chính đạt 147 triệu USD, xuất khẩu tại chỗ đạt 218 triệu USD. Tổng diện tích nuôi biển đạt 8.820 ha; phát triển mở rộng diện tích nuôi trên biển ở vùng vịnh hở, vùng biển xa và vùng biển sâu và giảm diện tích nuôi ở vùng biển gần bờ; tổng số tàu thuyền giảm còn 6.500 chiếc; tạo việc làm cho khoảng 54.000 lao động; 60% diện tích vùng nuôi tập trung được gắn với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại.

Đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, khẩn trương quy hoạch phát triển nghề nuôi biển bền vững; phát triển hợp lý phương tiện khai thác hải sản xa bờ, đầu tư, nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo đảm chủ quyền biển, đảo quốc gia. Hoàn thành xây dựng, phát huy hiệu quả các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đông Triu, Đm Hà. Phát triển kinh tế thủy sản, đến năm 2025 hình thành ít nhất 3 khu, vùng nuôi trồng thủy sản được công nhận là vùng nông nghiệp ứng dụng cao.

Đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành ước đạt 31.510 tỷ đồng tăng trưởng gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2020; tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 228.000 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng ước đạt 160.000 tấn; sản lượng khai thác ước đạt 68.000 tấn. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 487 triệu USD, trong đó: Giá trị xuất khẩu đi các thị trường chính đạt 187 triệu USD, xuất khẩu tại chỗ đạt 300 triệu USD. Tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động; 80% diện tích vùng nuôi tập trung được gắn với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại.

2.2. Về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

[...]