Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2020 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 16/KH-UBND
Ngày ban hành 30/01/2020
Ngày có hiệu lực 30/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/KH-UBND

Cà Mau, ngày 30 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 3195/QĐ-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (gọi tắt là: Chỉ thị số 32-CT/TW); Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Chỉ thị mới thay thế Chỉ thị số 32-CT/TW (sau khi được ban hành), Luật PBGDPL, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về PBGDPL, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các Điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên và nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2020.

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nhân rộng các mô hình, cách làm mới có hiệu quả; nâng cao trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên nhằm tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật trong xã hội.

2. Yêu cầu

- Quán triệt, thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bám sát nhiệm vụ được giao trong Luật PBGDPL, Luật Hòa giải ở cơ sở, Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 619/QĐ- TTg), các Nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương, gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật thuộc trách nhiệm của sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.

- Đ cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác PBGDPL; phát huy vai trò tham mưu, tư vấn của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, cơ quan thường trực Hội đồng, tổ chức pháp chế, đơn vị được giao nhiệm vụ PBGDPL; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự phối hợp, kết nối, lồng ghép các hoạt động.

- Phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực và nhu cầu xã hội, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, hiệu quả, hướng về cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đa dạng hóa, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, kiểm tra về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

1.1. Tham mưu Tỉnh Ủy ban hành văn bản thực hiện Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới (sau khi có Chỉ thị mới thay thế Chỉ thị số 32-CT/TW).

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thời gian hoàn thành: Quý III, IV/2020 (sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị).

1.2. Tham gia đề xuất, góp ý việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL (trong đó có Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 quy định Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật); nghiên cứu, đề xuất góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Hòa giải ở cơ sở trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 619/QĐ-TTg, Thông tư số 07/2017/TT-BTP.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

1.3. Hướng dẫn, rà soát các quy định, đánh giá thực tiễn triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiên cứu, góp ý, đề xuất chỉ tiêu xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quy định về nông thôn mới các cấp (xã, huyện, tỉnh), trong đó có góp ý đưa nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào tiêu chí đánh giá huyện nông thôn mới.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Theo tiến độ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và do Bộ Tư pháp yêu cầu.

1.4. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị số 32-CT/TW, Kết luận số 04-KL/TW, Chỉ thị mới thay thế Chỉ thị số 32-CT/TW, Luật PBGDPL, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số 619/QĐ-TTg, Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021, các Chương trình phối hợp, Đề án về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện theo trách nhiệm và phạm vi quản lý.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

[...]