Chương trình phối hợp 162/CTPH-TANDTC-BTP năm 2019 về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2023

Số hiệu 162/CTPH-TANDTC-BTP
Ngày ban hành 08/04/2019
Ngày có hiệu lực 08/04/2019
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Lê Thành Long,Nguyễn Hòa Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 162/CTPH-TANDTC-BTP

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2019

 

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ BỘ TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp thống nhất ban hành Chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp (sau đây gọi là hai Bên) góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở.

b) Phát huy đầy đủ vai trò, thế mạnh và nguồn lực sẵn có của mỗi bên; nâng cao trách nhiệm của hệ thống Tòa án nhân dân và Bộ Tư pháp trong công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở.

2. Yêu cầu

a) Hoạt động phi hợp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phù hợp với điều kiện, nguồn lực của mỗi bên; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, nhất là đơn vị đầu mối và cơ chế phối hợp trong quá trình triển khai các nhiệm vụ.

b) Các hoạt động phối hợp được thực hiện thường xuyên với hình thức đa dạng, kịp thời, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.

c) Chương trình phối hợp được cụ thể hóa, lồng ghép trong kế hoạch công tác hàng năm; định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hp với yêu cầu thực tiễn.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

Phát huy vị trí vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp trong việc tham gia tuyên truyền, PBGDPL và hòa giải ở cơ sở. Trong giai đoạn 2019-2023, hai Bên tăng cường phối hp công tác để thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ sau đây:

1. Phối hp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tổ chức góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản, chương trình, đề án liên quan đến thực hiện công tác PBGDPL.

b) Xác định nội dung pháp luật phổ biến gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên; phổ biến sâu rộng Hiến pháp, các Luật, Pháp lệnh mới ban hành, các văn bản pháp luật liên quan tới quyền, nghĩa vụ của người dân, công chức, viên chức, doanh nghiệp; lựa chọn các hình thức PBGDPL phù hp với đối tượng được phổ biến và đặc thù của từng Bên; chú trọng thực hiện PBGDPL thông qua hoạt động xét xcủa Tòa án nhân dân các cấp.

c) Triển khai có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; hướng dẫn chủ đề, nội dung, hình thức PBGDPL, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức có hiệu quả “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

d) Phát huy đầy đủ vai trò của Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động của Hội đồng phối hp PBGDPL Trung ương; phối hp xây dựng, khai thác, sử dụng có hiệu quả đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp và huy động đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tòa án tham gia công tác PBGDPL.

đ) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, cán bộ phù hp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và điều kiện của mỗi bên.

e) Thực hiện thông tin, truyền thông về hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của hai Bên theo cách thc phù hp, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, kthuật số, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia.

g) Phối hợp tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PBGDPL và tăng cường thực hiện chính sách xã hội hóa công tác này.

2. Phối hợp trong công tác hòa giải ở cơ sở

a) Phổ biến về công tác hòa giải ở cơ sở; phối hp xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về hòa giải và hòa giải ở cơ sở.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện quy định về việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; nghiên cứu, xây dựng các tài liệu nghiệp vụ về hòa giải tranh chấp dân sự và các tài liệu hướng dẫn quy trình, thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

[...]