Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh dại động vật năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 158/KH-UBND
Ngày ban hành 24/10/2016
Ngày có hiệu lực 24/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Trần Hữu Thế
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/KH-UBND

Phú Yên, ngày 24 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT NĂM 2017

Bệnh dại (Rabies) là bệnh truyền nhiễm giữa động vật và người. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng do vi rút Lyssa và Vesiculo gây ra. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 6821/BNN-TY ngày 12/8/2016, từ đầu năm 2016 đến nay đã có 18 tỉnh, thành phố có chó nghi mắc bệnh Dại. Bên cạnh đó, theo thông báo của Bộ Y tế, số người tử vong do bệnh Dại trên cả nước là 39 người; số người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng là 101.072 người. Tại Phú Yên tình hình dịch bệnh dại vừa qua diễn biến phức tạp, điển hình là huyện Tuy An có 29 con chó mắc bệnh dại cắn 38 người, 95 con chó và 06 con bò. Nguy cơ trong năm tiếp theo dịch bệnh dại có chiều hướng gia tăng, khó lường.

Thực hiện Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương; Công văn số 6821/BNN-TY ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tiếp tục tăng cường các hoạt động phòng, chống bệnh dại động vật;

Căn cứ Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 278/TTr-SNN ngày 14/10/2016), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh Dại ở động vật năm 2017 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Khống chế, tiến tới loại trừ bệnh dại ở động vật và người trên toàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao nhận thức của người dân về bệnh dại và phòng chống bệnh dại;

- Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát bệnh dại ở động vật và người;

- 70% đàn chó được quản lý;

- 70% đàn chó được tiêm phòng vắc xin.

II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT:

1. Quy định về quản lý chó mèo nuôi để phòng bệnh dại:

1.1. Đối với chủ vật nuôi chó mèo (gọi chung là chủ vật nuôi):

Phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã; xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm hoặc xích chó và có người dắt; nuôi chó tập trung phải đảm bảo vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới người xung quanh; chấp hành việc tiêm vắc xin phòng bệnh Di chó, mèo theo quy định; chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

1.2. Đối với UBND cấp xã:

Lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn bao gồm các thông tin: Họ tên và địa chỉ của chủ vật nuôi; số lượng chó nuôi; ngày tháng năm tiêm phòng vắc xin dại.

Hàng năm trước đợt tiêm phòng phải rà soát thống kê, cập nhật thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn;

Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng trên địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh dại; thông báo trên đài truyền thanh xã về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận;

Phối hợp với Trạm chăn nuôi và Thú y cấp huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật bắt chó thả rông và bắt động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách; tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách theo quy định của ngành Y tế.

2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin:

2.1. Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Chó, mèo.

2.2. Thời gian tiêm phòng:

a) Hàng năm triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính vào tháng 3-4. Sau đó, hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết miễn dịch bảo hộ.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ