Kế hoạch 1564/KH-UBND năm 2011 về triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông” tại tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 1564/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2011
Ngày có hiệu lực 24/06/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đức Chính
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1564/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 24 tháng 6 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG” TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

I - HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ:

1. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT):

- Trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh: Thạc sỹ: 02; Đại học: 27; trình độ khác: 1.386. Có 16/33 đơn vị Sở, Ban ngành và UBND cấp huyện có cán bộ chuyên trách, trong đó: Thạc sỹ: 01; Đại học 15.

- Trong ngành Giáo dục và Đào tạo: Cơ bản các trường đều có giáo viên giảng dạy Tin học, có trình độ từ Cử nhân trở lên.

- Tổng số các cơ sở đào tạo CNTT ở tỉnh: có 6 cơ sở đào tạo

- Doanh nghiệp CNTT trên địa bàn chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc ứng dụng CNTT trong sản xuất và kinh doanh còn ít, chủ yếu sử dụng phần mềm văn phòng, thư điện tử và phần mềm kế toán. Hạ tầng CNTT còn nhiều hạn chế do mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp chưa cao, chưa thấy rõ lợi ích của công nghệ thông tin. Trình độ CNTT ở các doanh nghiệp: Đại học chiếm 40%, Cao đẳng/ Trung cấp chiếm 50%, còn lại là Kỹ thuật viên.

Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và các doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Đa số đều biết ứng dụng CNTT phục vụ cho công việc như: tra cứu văn bản pháp luật, các văn bản liên quan phục vụ công việc, trao đổi văn bản hành chính qua hệ thống thư điện tử, xử lý hồ sơ và công văn qua mạng nên giảm lượng văn bản giấy trong các cơ quan nhà nước trong thời gian qua. Hơn 40% cán bộ, công chức cấp xã đã được đào tạo các lớp Tin học văn phòng. Hơn 97% cán bộ, công chức cấp tỉnh và huyện có trình độ từ chứng chỉ Tin học A trở lên. Tuy nhiên đa số đều đang kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách CNTT.

2. Về công nghiệp CNTT:

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 50 công ty buôn bán và lắp ráp máy tính, đào tạo tin học và viết phần mềm. Doanh thu của một số công ty tương đối cao như: Công ty TNHH DHP, Công ty TNHH Thăng Bình...

- Việc phát triển công nghiệp CNTT vẫn mang tính tự phát cao, vai trò hỗ trợ dn dắt của Nhà nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, các chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách với công nghiệp CNTT còn chậm.

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành CNTT trên địa bàn tỉnh còn hạn chế mặc dù đã có các hiệp hội. Phát triển công nghiệp phần cứng chưa được hình thành.

3. Hạ tầng viễn thông băng rộng:

- Tng số thuê bao băng rộng theo từng loại kết nối:

+ Leased line: 159 thuê bao

+ xDSL (ADSL và SDSL): 20.181 thuê bao

+ Băng rộng khác: 411 thuê bao

Toàn tỉnh có 141 xã, phường, thị trấn, trong đó 127 đơn vị đã có kết nối Internet băng rộng đạt 90%.

- Mạng lưới viễn thông được phát triển nhanh chóng, rộng khắp, đưa dịch vụ về tới vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Đến cuối năm 2010 có 408.000 thuê bao điện thoại, đạt mật độ 68 thuê bao/100dân và 20.181 thuê bao Internet ADSL, đạt mật độ 3,3 thuê bao/100 dân. Mạng lưới viễn thông được phát triển nhanh chóng, rộng khắp, đưa dịch vụ về tới vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Tng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 1.051 trạm. Hạ tầng mạng điện thoại cố định, Internet và di động đã phủ khắp trong toàn tỉnh với 100% xã đã có điện thoại, sóng di động; 100% các huyện có mạng Internet tốc độ cao ADSL. 137/141 xã, phường, thị trấn đã có cáp quang về đến trung tâm chiếm 97% tổng số xã trong toàn tỉnh; dịch vụ cáp quang cũng đã đến tận thuê bao ở trung tâm thành phố, thị xã. Đến nay có Vinaphone, Mobifone, Viettel cung cấp dịch vụ 3G (Third generation technology, là tiêu chuẩn truyền thông di động băng thông rộng thế hệ thứ 3), với chuẩn 3G này cho phép truyền dữ liệu không dây bao gồm thoại và phi thoại như tex, email, hình ảnh, Internet, truyền hình...

4. Về phổ cập thông tin:

Toàn tỉnh có 145.470 hộ gia đình với số nhân khẩu 606.178 người.

+ Số hộ có điện thoại cố định là: 66.401, chiếm 45,65%.

+ Số người có điện thoại di động là: 189.350, chiếm 31.24%.

+ Số hộ gia đình có máy tính: 16.687, chiếm 11,47%.

+ Số hộ gia đình có kết ni Internet: 10.338, chiếm 7,11%.

+ Số lượng người biết sử dụng Internet: 50.981, chiếm 8,41%.

+ Số hộ gia đình có máy thu thanh: 4.255, chiếm 2,93%.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ