Kế hoạch 156/KH-UBND-NC tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2016

Số hiệu 156/KH-UBND-NC
Ngày ban hành 21/03/2016
Ngày có hiệu lực 21/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Huỳnh Thanh Điền
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 156/KH-UBND-NC

Nghệ An, ngày 21 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2016

Thực hiện Luật Đường sắt số 35/2005/QH11; Nghị định số 14/2015/NĐ-CP, ngày 13/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Quy chế phối hợp số 06/QCPH-BGTVT-UBND ngày 25/3/2013 giữa Bộ Giao thông vận tải với UBND tỉnh Nghệ An, y ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường st trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; nâng cao nhận thức toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang đường sắt; từ đó phòng tránh tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường st, góp phn thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông năm 2016.

3. Các hoạt động được tchức bảo đảm thiết thực và hiệu quả, tạo được sự quan tâm của cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương và làm chuyn biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức về chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Đối tượng tuyên truyền

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân sinh sống gần khu vực có đường sắt đi qua.

2. Nội dung tuyên truyền

a) Các quy tắc, biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt;

b) Các hành vi bị nghiêm cấm và các quy định xử phạt vi phạm hành chính về kết cấu hạ tầng giao thông, bảo vệ hành lang an toàn giao thông, phương tiện đường sắt;

c) Tiếp tục tuyên truyền các văn bản của y ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về an toàn giao thông đường sắt, tiêu biu như: Quyết định s994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020; Quy chế phối hợp số 06/QSPH-BGTVT-UBND ngày 25/3/2013 giữa Bộ Giao thông Vận tải với UBND tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 572/KH-UBND-NC ngày 25/10/2014 của UBND tỉnh về việc lập lại hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020...

d) Các hành vi bị nghiêm cấm và các quy định xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng phương tiện đường sắt.

3. Hình thức tuyên truyền

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, báo viết, báo mạng; tăng cường tin, bài, phóng sự, chuyên mục, clip, phim tài liệu…tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt;

- Tuyên truyền trực quan qua việc xây dựng các cụm cđộng, pano, áp phích...tại các đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; phát hành banner, tờ rơi, sách nhỏ...tới các khu dân cư xung quanh khu vực có đường st đi qua;

- Tổ chức tọa đàm, đối thoại, các buổi nói chuyện, họp khu dân cư, hệ thống phát thanh cơ sở tại khối, xóm, khu dân cư ... với chủ đề về các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, hậu quả do tai nạn giao thông đường sắt gây ra và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông đường sắt;

- Phối hợp ngành đường sắt nghiên cứu lắp đặt hệ thng đèn tín hiệu, biển báo hiệu, hệ thống phát thanh tuyên truyền... tại các đim giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.

- Vận động và triển khai thực hiện các phong trào bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường sắt như: “Em yêu đường sắt quê em”; “Thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang”, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh...tham gia bảo đảm an toàn giao thông đường sắt...

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh

- Phối hợp các Sở, ban, ngành, các tchức đoàn thxã hội, UBND các địa phương có đường sắt đi qua tổ chức tọa đàm, đối thoại...vcác biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường st, phòng tránh tai nạn giao thông tại các đường ngang giao cắt với đường sắt.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng nội dung tuyên truyn pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt để in ấn, phát hành, sử dụng thống nhất.

- Phối hợp ngành đường sắt lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu, hệ thống phát thanh tuyên truyền... tại các đim giao cắt giữa đường bộ với đường st.

- Đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, các tchức đoàn thxã hội, UBND các địa phương có đường sắt đi qua tchức thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Công an tỉnh

[...]