Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 156/KH-UBND
Ngày ban hành 17/10/2019
Ngày có hiệu lực 17/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Trì
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 -2021”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện hiệu quả nội dung nhiệm vụ theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 -2021” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thực hiện đồng bộ, toàn diện các phương pháp, biện pháp để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đưa nội dung Luật phòng, chống tham nhũng, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật được áp dụng vào thực tiễn thông qua nhận thức và tổ chức thực hiện của mối tổ chức, công dân, nhất là các quy định mới của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đẩy mạnh và duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng ổn định, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Yêu cầu:

- Nội dung tuyên truyền phải bám sát nội dung của Đề án; phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của địa phương; kết hợp tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng các vấn đề liên quan để định hướng nhận thức xã hội đúng đắn theo đúng quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

- Đổi mới mạnh mẽ phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Việc triển khai kế hoạch phải đảm bảo đúng tiến độ, thời gian, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để đạt mục đích đã đề ra; chủ động, sáng tạo, đa dạng trong việc lựa chọn các hình thức tuyên truyền, phổ biến cho phù hợp với từng đối tượng.

- Hàng năm, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật, giáo dục công dân được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Hàng năm, 100% cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng dưới các hình thức.

- Đến hết năm 2020 có 90%, đến hết năm 2021 có 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Đến hết năm 2020 có 75%, đến hết năm 2021 có 90% người lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Đến hết năm 2020 có 60% đến 70%, đến hết năm 2021 có 70% đến 85% người dân nông thôn, dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tiểu thương, lao động tự do được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

II. NỘI DUNG, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG.

1. Nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng.

1.1.Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng.

1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức, liêm chính.

1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, liêm chính và phòng, chống tham nhũng.

1.4. Quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.

1.5. Nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: hành vi tham nhũng; phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

1.6. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt nam.

1.7. Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

1.8. Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

1.9. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng.

[...]