Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kế hoạch 86-KH/TU thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Số hiệu | 155/KH-UBND |
Ngày ban hành | 23/11/2018 |
Ngày có hiệu lực | 23/11/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký | Phạm Ngọc Thưởng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 155/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 23 tháng 11 năm 2018 |
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Kế hoạch số 86-KH/TU ngày 04/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (sau đây gọi tắt là: Nghị quyết số 26-NQ/TW; Kế hoạch số 86-KH/TU), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện như sau:
1. Mục đích
Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 26- NQ/TW và Kế hoạch số 86-KH/TU, nhận thức rõ thực trạng công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ; nắm vững mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết để triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 26-NQ/TW và Kế hoạch số 86-KH/TU, phù hợp với thực tiễn trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện Nghị quyết phải bám sát với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các nghị quyết, quyết định, quy định, đề án, kế hoạch, chương trình hành động của tỉnh về công tác cán bộ.
- Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đổi mới công tác cán bộ và xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch số 86-KH/TU và các Nghị quyết của Trung ương liên quan.
1. Đến năm 2020: Hoàn thành việc xây dựng đề án vị trí việc làm; rà soát, bố trí sắp xếp và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp theo đề án vị trí việc làm đồng thời với việc đổi mới cách tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ theo vị trí việc làm, sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế theo quy định. Tăng cường kiểm soát quyền lực; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật của Nhà nước; lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ đảng viên. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ tương ứng với tiêu chuẩn của từng chức danh.
2. Đến năm 2025: Hoàn thành việc bố trí sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn với việc tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ 50% tiêu chuẩn theo quy định. Phấn đấu cơ bản chuẩn hóa được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo quy định.
3. Đến năm 2030: Cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định, bảo đảm chất lượng, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng. 100% cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học theo vị trí việc làm.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, điều lệ, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là các nội dung về cán bộ và công tác cán bộ đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng nhiều hình thức phù hợp. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả; phòng ngừa, ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm lệch lạc, sai trái, luận điệu xuyên tạc (thực hiện thường xuyên).
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng xây dựng các nội dung về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi trọng trang bị kiến thức về công tác cán bộ cho lãnh đạo các cấp. Thực hiện nghiêm chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo quy định, nhất là đối với cán bộ trẻ (thực hiện thường xuyên).
- Hoàn thành việc xây dựng đề án vị trí việc làm đối với viên chức; rà soát, bố trí sắp xếp và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp theo đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (thực hiện từ năm 2018).
- Tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo đúng người, đúng việc, giảm số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hợp lý về cơ cấu (thực hiện từ năm 2018).
- Xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thôn chưa đạt tiêu chí theo quy định; đề án cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thực hiện kiêm nhiệm các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã, ở thôn (thực hiện từ năm 2019).
- Phát hiện để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng những cán bộ có bản lĩnh, đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có triển vọng phát triển vào các chức danh, kể cả vượt cấp, nhất là đối với cán bộ trẻ. Cụ thể hóa chỉ tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc cấp mình quản lý phù hợp với chỉ tiêu của tỉnh (thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Trung ương).
- Cụ thể hóa tiêu chuẩn, đảm bảo chặt chẽ về quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự; mở rộng, phát huy dân chủ, tăng cường cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin, chất vấn, phản biện và giải trình khi có yêu cầu về công tác cán bộ. Không xem xét, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, những người chạy chức, chạy quyền vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (thực hiện từ năm 2018).
- Rà soát đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số để bổ sung quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp bảo đảm cơ cấu cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý (thực hiện hàng năm).
- Cụ thể hóa các giải pháp để tăng cường kiểm soát chặt chẽ quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền và các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ (thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Trung ương).
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về công tác cán bộ đảm bảo đồng bộ, thống nhất, liên thông. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý (thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương).
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác cán bộ theo thẩm quyền (thực hiện thường xuyên).
- Tổ chức thực hiện nghiêm quy định tiếp nhận, xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân nhất là người có uy tín trong cộng đồng dân cư gửi đến cơ quan, đơn vị và qua các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp, hiệu quả; phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ (thực hiện thường xuyên).
2. Sở Nội vụ