Kế hoạch 1532/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 1532/KH-UBND |
Ngày ban hành | 14/06/2017 |
Ngày có hiệu lực | 14/06/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Trần Thị Nga |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1532/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 14 tháng 06 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án), UBND tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Đổi mới nhận thức về trợ giúp xã hội với quan điểm đầu tư cho an sinh xã hội là đầu tư cho phát triển. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia trợ giúp xã hội; đồng thời, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, không ngừng cải thiện, nâng cao tinh thần, vật chất, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng gặp khó khăn đột xuất trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, không ngừng cải thiện, nâng cao tinh thần, vật chất, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Các chính sách trợ giúp phải cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương và cân đối nguồn lực của tỉnh, ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Trợ giúp xã hội bảo đảm người dân gặp rủi ro được hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội.
1. Giai đoạn 2017- 2020
- 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; đảm bảo 100% người cao tuổi thuộc diện mở rộng có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của Nhà nước sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số được hưởng chính sách trợ cấp xã hội kịp thời, đầy đủ.
- 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện theo quy định của Nhà nước ban hành.
2. Giai đoạn 2021 - 2025
- 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ.
- 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện theo quy định của Nhà nước ban hành.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
- 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách đối với người cao tuổi thuộc diện mở rộng không có lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội của Nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội; điều chỉnh mức trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ.
- 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện theo quy định của Nhà nước ban hành.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành và thực hiện của chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội. Kịp thời điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng theo đúng đối tượng hỗ trợ của Nhà nước.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội với nhiều hình thức đa dạng, nhất là các hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp, thông qua loa truyền thanh ở cơ sở.
3. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về trợ giúp xã hội; thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân bảo đảm công khai, minh bạch; Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, bảo đảm tích hợp các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội.
4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt chính sách trợ cấp xã hội, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan đến hỗ trợ thực hiện.
5. Tiếp tục phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có; hỗ trợ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có đủ điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
6. Xây dựng mô hình cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện, hướng đến năm 2030 cứ 5.000 người dân có một nhân viên công tác xã hội, trợ giúp xã hội chuyên nghiệp.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp khẩn cấp;