Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1522/KH-UBND thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023

Số hiệu 1522/KH-UBND
Ngày ban hành 17/03/2023
Ngày có hiệu lực 17/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1522/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 17 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2023

Căn cứ Quyết định số 27/QĐ-LĐTBXH ngày 14/01/2023 của Bộ Lao động , Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch hành động của ngành Lao động , Thương binh và Xã hội thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Kế hoạch số 4215/KH-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, cộng đồng và xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; đẩy mạnh công tác phòng, ngừa mua bán và tái bị mua bán; nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân, đảm bảo sự bình đẳng, tăng tỷ lệ nạn nhân bị mua bán được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ và hòa nhập cộng đồng bền vững.

- Thực hiện công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo đúng quy định; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, địa phương trong việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; huy động nguồn lực cho công tác hỗ trợ nạn nhân; hỗ trợ nạn nhân dựa trên đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân đảm bảo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm.

- Các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; tăng cường công tác phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ

- 100% các trường hợp sau khi được xác định là nạn nhân bị mua bán được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu và hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của nạn nhân.

- 100% các địa phương có nguy cơ cao, có nạn nhân bị mua bán tổ chức tuyên truyền phòng, chống mua bán người.

- 100% cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyên môn.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội, đoàn thể ở các cấp cần quan tâm, tập trung chỉ đạo, tăng cường phối hợp trong công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; thực hiện rà soát, thống kê số liệu, lập hồ sơ quản lý, phân chia rõ độ tuổi, giới tính, nguyên nhân bị mua bán, đánh giá nhu cầu, có kế hoạch hỗ trợ cụ thể đối với nạn nhân bị mua bán; tăng cường các chính sách hỗ trợ nạn nhân, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn.

2. Đẩy mạnh truyền thông trực tiếp ở cộng đồng, với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với độ tuổi, giới tính, thu hút nhiều người tham gia; chú trọng đối với các địa phương có đường biên giới với nước bạn Lào, ở vùng sâu, vùng xa, có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, có nạn nhân bị mua bán; tập trung đối với nhóm có nguy cơ cao phụ nữ và trẻ em gái; tăng cường lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm, vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như chương trình giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm...; tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (30/7).

3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán; tổ chức tiếp nhận, bố trí nơi lưu trú, thực hiện chế độ hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định; tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý, kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm, cho vay vốn từ các chương trình của ngân hàng Chính sách xã hội, các chương trình vay vốn khác, tạo điều kiện cho nạn nhân sau khi trở về địa phương có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, hoà nhập với cộng đồng; tiếp tục đầu tư xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán có hiệu quả.

4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn; phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, trang bị kỹ năng tiếp cận, tư vấn can thiệp tâm lý cho cán bộ quản lý, cán bộ làm việc trực tiếp với nạn nhân; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

5. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp trong thực hiện các quy định về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn theo Quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả phòng, ngừa và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về nước.

6. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương trên lĩnh vực phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; giám sát các hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài; tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách các cấp được phân bổ trong dự toán kế hoạch hằng năm và từ các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tham mưu các chính sách tăng cường hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, hỗ trợ cho cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện các quy định về phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; thực hiện tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn theo Quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh; xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, ngừa, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán có hiệu quả.

- Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, các hoạt động hưởng ứng ngày Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (30/7); hỗ trợ các địa phương có đường biên giới với nước bạn Lào, ở vùng sâu, vùng xa, có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, có nạn nhân bị mua bán tổ chức tọa đàm, tuyên truyền phòng, ngừa mua bán người, tham vấn, tư vấn hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập cộng đồng.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng tiếp cận, tư vấn hỗ trợ nạn nhân bị mua bán cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn.

- Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội Quảng Nam phối với các cơ quan chức năng, địa phương trong việc tiếp nhận, hỗ trợ, chuyển tuyến đối với nạn nhân bị mua bán theo đúng quy định; nâng cấp, cải tạo đảm các điều kiện cho đơn vị để phục vụ đối tượng.

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương trong việc thực hiện các quy định tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường giám sát các hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm; tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn.

[...]